"Phụ nữ muốn được bình đẳng không phải bảo Đảng và Chính phủ hay nam giới giải quyết mà phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy".
Thường hay được đi với Bác, đến đâu tôi cũng thấy Bác quan tâm hỏi về phụ nữ. Một lần, tới một hội nghị, nhìn suốt dọc hội trường Bác hỏi: "Này các chú, phụ nữ đâu mà không thấy phụ nữ ngồi hàng đầu?" Rồi Bác lại hỏi tiếp "Các cô gái có đấy không? Có ạ. "Vậy mời lên đây ngồi. Ngay việc ngồi cũng không bình đẳng. Phụ nữ muốn được bình đẳng không phải bảo Đảng và Chính phủ hay nam giới mời lên ngồi mới ngồi mà phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy". Đó chính là lời cǎn dặn cũng như mong muốn của Bác Hồ đối với phụ nữ bởi đối với phụ nữ bao giờ Bác Hồ cũng dành sự quan tâm nhiều nhất. Thường khi đi tới đâu hoặc làm việc gì Bác Hồ cũng nói đến phụ nữ và phong trào phụ nữ. Bác thường nhắc: lực lượng phụ nữ không nhỏ, có khi số lượng còn đông hơn nam giới vì thế khi giải quyết việc gì trong dân, điều quan trọng là phải làm như thế nào đối với phụ nữ. ở Việt Nam, châu á, châu Phi, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ rất rõ rệt. Phụ nữ Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt hai lần bị bóc lột: Đế quốc và ý thức hệ phong kiến với "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" đã đè nặng lên người phụ nữ.
Bác Hồ luôn nhấn mạnh như vậy. Vì thế mọi đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ bao giờ cũng chú ý đến phụ nữ. Trong di chúc của Bác Hồ cũng có những đoạn riêng viết về phụ nữ: "Tháng 5-1968, khi tôi xem lại thư này, tôi thấy cần viết thêm mấy điểm. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây là một cuộc cách mạng".
Thẳng thắn phê bình nhưng vẫn giữ tình đồng chí thương yêu
Bác nhắc đến phụ nữ thường nhắc đền quyền bình đẳng vì vậy hiện nay nếu Bác còn, ngay trong cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, chắc Bác cũng sẽ đặt ra: Giới phụ nữ sẽ phải làm gì? Trách nhiệm ra sao? Bác chú ý đến quyền lợi song cũng chú ý đến trách nhiệm của phụ nữ vì vậy phụ nữ cũng nên tìm lấy cái gì trong cuộc vận động này và nên làm thế nào cho tốt. Khi đi thǎm các nước, Bác thường nói với phụ nữ các nước đó: Phụ nữ Việt Nam làm được nhiều việc cho đất nước, phụ nữ Việt Nam thay thế nam giới thực hiện phục vụ cho chiến đấu, sản xuất. Đặc biệt, khi làm chủ nhiệm hợp tác xã (HTX), phụ nữ làm tốt hơn nam giới, cần cù hơn, không lãng phí, không đánh chén. Có lần tại một hội nghị cấp huyện Bác hỏi: ở đây có Hải Phòng không? Có ạ. Hợp tác xã các chú làm thế nào mà phải sang HTX khác mượn lợn để lừa dối cấp trên? Có không? Có ạ. Vậy không nên làm như thế nữa. Lúc đó, gần tết, Bác hô hào kêu gọi tiết kiệm. Bác nói: "Các chú phải có vǎn hóa không được đánh vần chữ "tiết kiệm" thành "tiết canh". Phụ nữ người ta làm chủ nhiệm đâu có đánh chén. Chủ nhiệm phụ nữ thật thà, phải đưa nhiều phụ nữ tham gia làm chủ nhiệm. Lúc nào, ở đâu, Bác cũng nhắc, liên hệ đến phụ nữ. Vì vậy trong cuộc vận động này, phụ nữ phải tham gia thúc đẩy làm tốt. Trong di chúc Bác Hồ đã viết: "Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là phải chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi Đảng viên, mỗi Đoàn viên; mỗi Chi bộ...". Hiện nay, Đảng ta thực hiện xây dựng chỉnh đốn Đảng là thực hiện di chúc của Bác. Tôi tin phụ nữ cũng sẽ là lực lượng tiên phong thực hiện. Muốn chỉnh đốn Đảng tốt là phải phê bình và tự phê bình. Một lần được ǎn cơm với Bác, tôi có hỏi: Thưa Bác không hiểu tại sao cháu ở với Bác lâu, Bác chưa hề cáu gắt mà cháu lại hay cáu gắt với anh em. Bác trả lời luôn: "Chú ở với Bác lâu, Bác cũng ở với chú lâu nhưng có bao giờ thấy chú gắt với Bác đâu. Sở dĩ chú cáu gắt là vì chú chưa tôn trọng đầy đủ với anh em".
Đúng là tôi chưa dám cáu gắt với cấp trên bao giờ. Sau đó Bác còn nói thêm: Chú thấy bánh ga tô có ngon không. Dạ rất ngon: Thế mà Bác thấy chú ǎn no, Bác mới mang ra, chú có thấy ngon không? Dạ bớt ngon. Nếu Bác nhét vào mồm chú, chú còn thấy ngon không? Dạ hết ngon. Phê bình cũng vậy, phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách thì mới giải quyết được. Bản thân Bác trong lúc làm việc cũng rất lắng nghe, chấp nhận sự góp ý của mọi cộng sự. Cụ thể có lần (nǎm 1968), Ban Tuyên huấn chuẩn bị cho Bác bài báo viết về việc nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân để đǎng trong dịp kỷ niệm. Sau nhiều lần Bác sửa, đến khi chuẩn bị in có ý kiến đề nghị Bác đảo lại tít bài "Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng" vì Đảng viên nói chung là tốt, Bác chấp nhận đảo lại tiêu đề mặc dù Bác vẫn hỏi: ở nhà vợ con các chú mua tủ mới, trước khi kê vào phải quét dọn phòng vậy phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân thì đạo đức cách mạng mới đến được chứ. Điều này nếu mang áp dụng vào cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng thật là đúng bởi mỗi Đảng viên phải gạt bỏ được cá nhân của mình thì mới có thể tiến bộ được. Bác nói phải phê và tự phê bình song vẫn khẳng định "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta" và nǎm 1966 Bác còn viết thêm trong di chúc: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" - về việc này phụ nữ thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, Bác cũng nói: phụ nữ ta thường tự ti, có thói quen rụt rè không dám đấu tranh. Phụ nữ là đảng viên cũng mang thói quen đó vào. Bởi thế, trong cuộc vận động này, phụ nữ phải cố gắng để xứng đáng với sự quan tâm, tin yêu mà Bác đã dành cho.
Chúng ta biết Bác là người sáng lập Đảng, rèn luyện Đảng nên vững mạnh. Bác nhắc: "Toàn tâm toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc thì Đảng mới lãnh đạo được, dân mới noi theo. Người dân có câu: "Đảng viên đi trước làng nước theo sau" là như vậy. Nǎm nay là nǎm 2000, là nǎm chúng ta kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh của Người càng nhớ về Người càng phải cố gắng làm theo lời Người dặn, cố gắng làm theo cách Người làm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn