Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu

Học tập suốt đời là cơ sở xây dựng xã hội học tập

  •   24/11/2021 04:30:53
  •   Đã xem: 1369
  •   Phản hồi: 0
Trong quá trình xây dựng xã hội học tập, việc học tập suốt đời là cơ sở để tạo nên một xã hội phát triển bền vững. Cùng với các quốc gia có chương trình xây dựng xã hội học tập, Việt Nam cũng coi việc xây dựng những công dân học tập (Learning Citizen) như một trọng tâm trong toàn bộ công việc phát triển việc học tập suốt đời.
Bác Hồ với các thiếu nhi dũng cảm Miên Nam - Ảnh: Internet

Để sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh mãi trường tồn!

  •   24/11/2021 04:30:37
  •   Đã xem: 1642
  •   Phản hồi: 0
Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam mà còn góp phần tích cực trong các bước tiến của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Đây là nhân tố không thể thiếu trong tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn tới.
Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: T.L

"Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

  •   17/11/2021 23:18:29
  •   Đã xem: 2554
  •   Phản hồi: 0
Văn hóa hiểu một cách chung nhất chính là sự hiểu biết, tài năng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, tâm hồn, v.v.. của con người và của mỗi cộng đồng quốc gia, dân tộc trong mối quan hệ với xã hội và tự nhiên. Vì văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội; vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nên trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”/soi đường cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội, của mỗi quốc gia/dân tộc trong hành trình xây dựng và phát triển.
Khách sạn Carlton ở London (Anh), nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành làm việc trong thời gian sống ở nước Anh năm 1914. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Hồ Chí Minh - Người bắc nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Anh

  •   17/11/2021 19:43:40
  •   Đã xem: 2050
  •   Phản hồi: 0
Không chỉ có ý nghĩa với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, quãng thời gian 4 năm ở Anh của Nguyễn Tất Thành tạo tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị giữa người dân Việt Nam và Anh ngày nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật sân khấu Trung ương ở Khu Văn công Mai Dịch, Hà Nội.

Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

  •   14/11/2021 23:52:21
  •   Đã xem: 2464
  •   Phản hồi: 0
Trong 35 năm đổi mới và hội nhập, việc tích cực triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức thanh niên đến các cấp, các ngành và gia đình đã giúp tuổi trẻ Việt Nam ngày càng có môi trường, điều kiện tốt hơn để học tập, rèn luyện, trưởng thành, nâng cao trình độ, hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, từng bước hoàn thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần II, tháng 2-1951. Ảnh tư liệu

Liêm chính - Phẩm chất quan trọng hàng đầu của người cán bộ, đảng viên theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh

  •   09/11/2021 20:25:23
  •   Đã xem: 2310
  •   Phản hồi: 0
Đảng ta thường xuyên nhấn mạnh, một trong những yêu cầu quan trọng trong công tác cán bộ là tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên,… gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để xây dựng đạo đức trong sáng, tận tâm phục vụ nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, thì việc vận dụng sáng tạo tư tưởng về “liêm chính” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện cùng bà con nông dân xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ngày 20-9-1954

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sáng tạo, trọng dụng nhân tài

  •   01/11/2021 05:20:04
  •   Đã xem: 3395
  •   Phản hồi: 0
Vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, đã từng bị phê phán, thậm chí bị Quốc tế Cộng sản nghi ngờ, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện bản lĩnh kiên nhẫn và khôn khéo của một chiến sĩ cách mạng dày dạn kinh nghiệm để tự bảo vệ mình và những luận điểm cách mạng sáng tạo của mình vượt qua thử thách. Người để lại tấm gương sáng “năng động, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.
Tinh thần “Chính sách kinh tế mới” trong công cuộc đổi mới với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Tinh thần “Chính sách kinh tế mới” trong công cuộc đổi mới với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

  •   29/10/2021 03:39:55
  •   Đã xem: 718
  •   Phản hồi: 0
Đúng 104 năm trước đây, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại giành thắng lợi đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, kỷ nguyên ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Kiên định thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa với những hình thức và phương pháp đa dạng, thể hiện tinh thần đổi mới, sáng tạo chính là sự nuôi dưỡng giá trị bất diệt của Cách mạng Tháng Mười. Và yếu tố này được thể hiện rất đậm nét trong Chính sách kinh tế mới (NEP), một trong những di sản đặc sắc của V.I.Lênin để lại cho giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ.
Bác Hồ với cán bộ. Ảnh tư liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị và sự cần thiết phải học tập lý luận chính trị hiện nay

  •   26/10/2021 22:06:19
  •   Đã xem: 1791
  •   Phản hồi: 0
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục nói chung và giáo dục lý luận chính trị nói riêng luôn có ý nghĩa sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam. Nhận thấy vai trò cũng như tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải chú trọng học tập, nghiên cứu, nắm vững lý luận, nâng cao bản lĩnh chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ cần thiết của mỗi cán bộ, đảng viên.

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây