Hiện nay, ý thức sử dụng mạng xã hội của cán bộ, công chức, viên chức luôn thực hiện một cách chuẩn mực, đúng đắn và hiệu quả. Mỗi cán bộ, công chức cần có cách tiếp cận thông tin trên không gian mạng một cách đa chiều; có hình thức xử lý thông tin hiệu quả để có lọc được những thông tin chính thống, hữu ích; từ đó có những phát ngôn, hoạt động cũng như cách ứng xử chuẩn mực, đúng đắn và mang lại hiệu quả trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Năm 2020, Ban Chỉ đạo 35 huyện Tây Hòa đã thành lập trang fanpage “Niềm tin tất thắng” và đi vào hoạt động bước đầu đạt hiệu quả. Ban Biên tập trang fanpage đã làm tốt việc đăng tải, chia các bài viết định hướng thông tin, đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch, tương tác, hỗ trợ cùng lan tỏa thông tin tích cực, thu hút được sự quan tâm, chia sẻ của người dùng mạng xã hội, tạo hiệu ứng tích cực trên không gian mạng. Theo đó, tuyên truyền về một số hoạt động của lãnh đạo huyện, các cơ quan, đơn vị huyện trên trang fanpage “Niềm tin tất thắng” đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện nay, trang fanpage “Niềm tin tất thắng” của Ban Chỉ đạo 35 huyện đã thu hút hơn 4.700 người theo dõi. Ngày 26/6/2024, Ban Thường vụ Huyện ủy Tây Hòa ban hành Kế hoạch số 270-KH/HU về tổ chức Cuộc thi về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ I năm 2024. Qua 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi đã tiếp nhận 361 bài viết, 22 video tham gia dự thi của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Để tạo hiệu ứng tích cực trên trang fanpage “Niềm tin tất thắng”, Ban Tổ chức dành 20 điểm dựa trên tương tác từ cao xuống thấp với tác phẩm dự thi trên Fanpage “Niềm tin tất thắng”. Đây cũng là hình thức để mọi cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên học sinh các trường trên địa bàn huyện biết và theo dõi trang.
Đa số mỗi cán bộ, đảng viên đều sở hữu ít nhất một tài khoản mạng xã hội hoặc ứng dụng trên Internet để thuận tiện cho việc tìm kiếm, chia sẻ, kết nối các thông tin phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày. Mạng xã hội được ví như “con dao hai lưỡi”; trên thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu, độc, định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái thù địch. Nội dung xấu độc ấy được câu dẫn, lập luận nghe có vẻ hay, sắc bén và thuyết phục, trong khi đó không phải ai cũng biết cách tận dụng và sử dụng mạng xã hội một cách khôn ngoan và thông thái, nếu người dùng không tỉnh táo, nhất là từng cán bộ, cá nhân công chức, viên chức chưa đủ bản lĩnh, chưa nắm rõ, đầy đủ các quy định, từ đó có nguy cơ vi phạm khi tiếp xúc với các bài viết chưa rõ nguồn gốc. Trong phút dao động, cảm thông với đối tượng từ đó hoài nghi, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng thì họ có những hành động như: thích, chia sẻ thông tin, đăng tải những thông tin không đúng với sự thật làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước … gây hoang mang dư luận, mất niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Một số thành phần khác lại thờ ơ hoặc không thể hiện quan điểm, chính kiến của mình đối với vấn đề dù biết thông tin tin đó không chính xác.
Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Trước tình hình đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, mạng xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải ra sức học tập lý luận chính trị để trau dồi kiến thức cho bản thân, nâng cao hiểu biết về chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời thực hiện một số giải pháp sau:
- Một là, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt Quy định số 85-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân.
- Hai là, tăng cường hơn nữa việc quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc sử dụng internet, mạng xã hội; kịp thời phát hiện để chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm; mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần tự ý thức trong việc học tập, trang bị trình độ lý luận chính trị; xây dựng hệ thống tư liệu khoa học, một nền tảng tri thức chính trị - xã hội đúng đắn, cách mạng, đủ tỉnh táo khi tham gia bình luận, tương tác trên mạng xã hội, thực hiện nghiêm những quy định của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, chấp hành nghiêm Luật an ninh mạng.
- Ba là, động viên, khuyến khích cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tích cực khi tham gia mạng xã hội, hướng đến xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.
- Bốn là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức. Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội để kịp thời phát hiện, định hướng, tuyên truyền, phê bình, không để đồng chí đồng nghiệp của mình bị lôi kéo, loan truyền những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
- Năm là, không truy cập vào các trang thông tin điện tử của các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, chính quyền, địa phương.
- Sáu là, không bày tỏ cảm xúc, thái độ, bình luận, chia sẻ, đăng tải thông tin khi chưa kiểm chứng nguồn gốc thông tin.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội, internet ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống xã hội, mọi cán bộ, công chức, đảng viên cần phải hết sức tỉnh táo, tuân thủ mọi sử dụng thông thái mọi nền tảng mạng xã hội, từ đó góp phần phục vụ trong công việc và trong đời sống mang lại hiệu quả cao nhất.
Bích Hóa (theo https://www.phuyen.dcs.vn/)
Tác giả: Diepkinh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn