Hằng năm, tối thiểu 70% thanh niên được cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách, các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ trên các lĩnh vực. Đến năm 2025, xây dựng, vận hành mạng lưới tài năng trẻ Việt Nam toàn cầu và công viên số tài năng trẻ quốc gia. Đến năm 2030, sau khi được phát hiện, tôn vinh, tối thiểu 60% tài năng trẻ được bồi dưỡng, tham gia các hoạt động chia sẻ tri thức, hỗ trợ cộng đồng, tham gia phát triển kinh tế - xã hội do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các bộ, ngành, địa phương tổ chức.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của đề án là phát hiện, tôn vinh tài năng trẻ. Cụ thể, tổ chức các sân chơi học thuật, năng khiếu, tài năng trên từng lĩnh vực để thanh niên có môi trường bộc lộ tài năng. Tổ chức các giải thưởng, cuộc thi, hội thi phát hiện và tôn vinh tài năng trẻ tiêu biểu trên các ngành, lĩnh vực. Chú trọng phát hiện tài năng trẻ là: lãnh đạo quản lý, nhà khoa học, doanh nhân, vận động viên, văn nghệ sĩ, nghệ nhân truyền thống, lực lượng vũ trang, người dân tộc thiểu số và tài năng trẻ Việt Nam ở nước ngoài. Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong việc triển khai, tổ chức các giải thưởng, cuộc thi năng khiếu, tài năng. Khuyến khích tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, dòng họ, cơ quan, tổ chức, địa phương để phát hiện, ươm mầm và phát triển tài năng trong thanh thiếu nhi.
Tổ chức các lớp năng khiếu, hoạt động các câu lạc bộ, đội, nhóm sở thích của hệ thống cung, nhà văn hóa thanh thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu niên các cấp, các trường năng khiếu; liên kết, kết nối với các thiết chế văn hóa cơ sở, cơ sở giáo dục, trung tâm thông tin - thư viện nhằm phát hiện, ươm mầm và bồi dưỡng thanh thiếu nhi có năng khiếu phát triển tài năng.
Theo TTXVN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn