Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022)

Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022)

 03:02 05/07/2022

I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sỹ

1. Hoàn cảnh ra đời

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần quật cường, kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh, cống hiến xương máu, sức lực trên các chiến trường. Thấm nhuần đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc và thấu hiểu sâu sắc giá trị của sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh đối với đất nước, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và Nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.
Phát huy tinh thần tác phẩm "Tự chỉ trích" trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Phát huy tinh thần tác phẩm "Tự chỉ trích" trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

 21:59 30/06/2022

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (1912-1941) là lớp đảng viên thuộc thế hệ đầu tiên và trở thành Tổng Bí thư của Đảng vào tháng 3/1938, khi chưa đầy 26 tuổi. Với 29 tuổi đời, hơn 13 năm hoạt động cách mạng, hai lần bị tù với 7 năm giam cầm trong nhà tù đế quốc, hơn 2 năm làm Tổng Bí thư, cuộc đời của đồng chí tuy ngắn ngủi nhưng “cống hiến của đồng chí thì sáng rực như một ánh sao băng trên bầu trời cách mạng Việt Nam ở một thời đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt lớn, phức tạp”(1). Đồng chí đã để lại tấm gương sáng ngời về tinh thần cách mạng và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thể hiện qua tác phẩm “Tự chỉ trích”.
Ảnh minh họa

Nhận diện, đấu tranh hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

 21:58 28/06/2022

Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và sự trưởng thành, lớn mạnh không ngừng của Đảng, đặc biệt là “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” sau hơn 35 năm đổi mới đất nước là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Thanh Toàn (đứng giữa) xem các ấn phẩm báo xuân tại Hội Báo xuân Phú Yên năm 2022. Ảnh: NGỌC CHUNG

Báo chí bám sát thực tiễn, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

 02:57 21/06/2022

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Sinh thời, Bác đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ những người làm báo. Bác căn dặn các nhà báo: “Trước khi đặt bút xuống trang giấy, người viết cần tự mình thật sáng tỏ, ta “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?” (phát biểu tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam, năm 1959), “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng” (phát biểu tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, năm 1962). Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong những năm qua, các nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã nỗ lực phấn đấu, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.
Thường trực Tỉnh Đoàn chúc mừng tập thể lãnh đạo Báo Phú Yên.

Thường trực Tỉnh Đoàn thăm và chúc mừng các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

 04:27 20/06/2022

Sáng ngày 20/6/2022, đồng chí Phan Xuân Hạnh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn và đồng chí Trần Minh Trí - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên tỉnh đã đến thăm và chúc mừng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022).
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Phủ Chủ tịch.

KỶ NIỆM 132 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2022): Giữ vững tư cách người cách mạng

 23:30 18/05/2022

“Tư cách một người cách mệnh” là bài giảng đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các lớp huấn luyện chính trị và được in ngay trang đầu cuốn “Đường Kách mệnh”. Ba yêu cầu đối với tự mình, với người, với việc mà tác giả nêu trong bài thể hiện khái quát nhất về đức và tài ở một người cán bộ, sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến rất nhiều và có nội dung toàn diện hơn. Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Người lại dặn: Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ở chiến khu Việt Bắc, năm 1950. (Ảnh: Nguyễn Hồng Nghi)

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh

 00:11 09/05/2022

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn khoa học, hiện thực cách mạng. Người ta thường cho rằng Hồ Chí Minh là một nhà triết học hành động thì cũng có thể nói nhà nhân văn Hồ Chí Minh là một nhà nhân văn hành động - hành động nhằm giải phóng con người.
​​​​​​​ Khu vực Dinh độc lâp 40/4/1975. Ảnh tư liệu

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 – Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

 03:39 30/04/2022

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang vàng chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam; mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội; để lại bài học quý báu về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc (ĐĐKDT), có giá trị lý luận, thực tiễn và tính thời sự sâu sắc đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chân dung nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu (1902-1941).

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (05/5/1902 - 05/5/2022)

 20:50 20/04/2022

Ban Tuyên giáo Trung ban hành Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (5/5/1902 - 05/5/2022). Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giáo trân trọng giới thiệu toàn văn bản Đề cương.
Kiên trì, tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Kiên trì, tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

 04:06 15/04/2022

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và tiến lên thực hiện cách mạng xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, “kim chỉ nam” cho mọi hành động và luôn xác định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng yếu, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây