Bác Hồ với tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc

Bác Hồ với tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc

 21:22 09/04/2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng đại đoàn kết dân tộc. Theo Người, đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược, là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng do Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao

Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng do Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao

 21:21 09/04/2017

Trưa 21-10-2013, anh em bạn chiến đấu khu vực Sài Gòn chúng tôi bàng hoàng nhận tin Đại tá Đặng Văn Thượng, nguyên chính ủy Trung đoàn 1, nguyên Phó chính ủy Sư đoàn 9, nguyên Chính ủy Sư đoàn 5B, nguyên Chính ủy Trường Lục quân 2, nguyên Chính ủy tỉnh đội Tây Ninh, sau này là Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, nguyên chuyên viên cao cấp văn phòng chính phủ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh đang trong tình trạng "thập tử nhất sinh". Những cựu binh chúng tôi dù tuổi già cũng vội vàng đến chỗ anh., đấy là Chín Trí, Biệt động thành, Năm Tích- Sư đoàn trưởng, là Hồng Cẩm, Ba Bu…. 6 giờ 15 phút 22-10 đồng đội và những đứa em cùng chung chiến tuyến vẫn đứng đó nhưng anh Sáu Thượng đâu còn nhận ra ai.
Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo “Dân vận”- ý nghĩa thực tiễn

Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo “Dân vận”- ý nghĩa thực tiễn

 21:21 09/04/2017

Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15-10-1949. Đây là thời điểm mà công cuộc “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” của dân tộc ta ở vào thời điểm vô cùng gay go, quyết liệt; đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn về nội dung, phương pháp dân vận vô cùng sâu sắc nhưng hết sức giản dị tỏ rõ phong cách của vị lãnh tụ thiên tài.
Thư Trung thu của Bác Hồ viết cho thiếu nhi

Thư Trung thu của Bác Hồ viết cho thiếu nhi

 21:18 09/04/2017

Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng – thế hệ tương lại của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc).
Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh – liệt sỹ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh – liệt sỹ

 21:10 09/04/2017

Sinh thời Hồ Chủ tịch luôn quan tâm đến tất cả mọi người, đặc biệt là các cụ già, phụ nữ, thanh thiếu niên nhi đồng, các chiến sỹ, thương binh và bệnh binh. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ

Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ

 21:10 09/04/2017

Ngày 10-3-1946 báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam bộ. Trong thư có đoạn Người viết: “Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”.
Bài học từ câu chuyện hút thuốc lá của Bác

Bài học từ câu chuyện hút thuốc lá của Bác

 21:09 09/04/2017

Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cả cuộc đời lo việc nước, việc dân, Người sống rất gương mẫu, là tấm gương sáng về lối sống giản dị, tiết kiệm. Địa vị càng cao, Người càng giản dị, trong sạch hơn, suốt đời “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức”. Cuộc đời Người từ một phụ bếp trên tàu, một thợ ảnh ở ngõ hẻm Côngpoanh đến khi trở thành Chủ tịch nước vẫn luôn là những tháng ngày thanh bạch, tiết kiệm, giản dị và tao nhã. Không những thế, trong công việc và trong thói quen của cuộc sống đời thường Người còn là một con người có quyết tâm lớn, có phương pháp và tính kiên trì đáng nể phục. Câu chuyện về thói quen hút thuốc và quyết tâm bỏ thuốc lá của Bác là một trong những minh chứng hùng hồn về sự quyết tâm, kiên trì, vững vàng của một con người vĩ đại.
Bác Hồ với đại biểu phụ nữ vùng cao (Ảnh: Tư liệu)

Những “bông hồng vàng” thời hội nhập nhìn từ quan điểm giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh

 21:02 09/04/2017

“Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội, vậy nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người, nếu phụ nữ chưa được giải phóng, thì xã hội chưa được giải phóng, nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa’’. Đó là câu nói có tầm ảnh hưởng lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nữ giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn và tầm quan trọng của nữ giới trong đời sống xã hội. Dù bất kỳ ở thời đại nào hay một xã hội nào đi nữa, thì trong đấu tranh giải phóng đân tộc, không thể không giải phóng phụ nữ!
Bác Hồ bỏ thuốc lá – câu chuyện minh chứng cho đạo đức “Nói đi đôi với làm” của Bác

Bác Hồ bỏ thuốc lá – câu chuyện minh chứng cho đạo đức “Nói đi đôi với làm” của Bác

 20:58 09/04/2017

Cuộc đời của Hồ Chí Minh là một mẫu mực về tự rèn luyện. Từ thời thiếu niên đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh hoàn thiện mình, Bác luôn kiên trì rèn luyện, lâu dần thành nếp sống, thành thói quen. Bác nói thật chí lý: "Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen, khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Sự uyên thâm và vĩ đại của Bác chính là nhờ ý chí rèn luyện trở thành thói quen đó của Bác.
Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 20:53 09/04/2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây