KHUYẾN CÁO KHÔNG ĐỔ XÔ MUA LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM TÍCH TRỮ

Thứ sáu - 23/07/2021 11:22
Từ chiều 22/7 đến sáng ngày 23/7, sau khi UBND tỉnh triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ 00 giờ’ ngày 23/7/2021 trên phạm vi toàn tỉnh, nhiều người dân thiếu bình tĩnh, tỏ ra hoang mang, lo lắng, đổ xô đi mua hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc, vật tư y tế… về dự trữ. Điều này dẫn đến tình trạng tập trung quá đông người tại các điểm, cơ sở bán hàng, gây nguy cơ mất an toàn, lây nhiễm dịch bệnh là rất cao.
Khu vực thanh toán tiền của Siêu thị Co.opmart Tuy Hòa có quá đông người vào chiều 22/7.
Khu vực thanh toán tiền của Siêu thị Co.opmart Tuy Hòa có quá đông người vào chiều 22/7.

Với sức mua tăng nhiều lần so với ngày thường ở các trung tâm huyện, thị xã, thành phố, nhiều tiểu thương đã phải “hụt hơi” để phục vụ bán hàng. Việc này cũng đẩy giá cả tăng cao và gây nên sự thiếu hàng cục bộ.

      Theo đại diện Siêu thị Co.opmart Tuy Hòa, việc người dân tập trung mua đông sau khi có thông tin giãn cách xã hội toàn tỉnh làm cho công tác phục vụ bán hàng có phần bị động. Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 trong tỉnh, các siêu thị vẫn được phép mở cửa để phục vụ nhu cầu mua hàng hóa, thực phẩm thiết yếu… Hiện hầu hết các cửa hàng Co.op Food PY, siêu thị Co.opmart… trên địa bàn tỉnh không thiếu hàng hóa, thực phẩm, do vậy người dân cần tỉnh táo, không vội vàng đổ xô mua hàng hóa trong cùng một thời điểm, làm ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông và công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

     Trước thực trạng trên, các ngành, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân an tâm, không đổ xô mua hàng hóa tích trữ, có nhiều biện pháp thiết thực để phòng, chống dịch bệnh.

      Tại Công văn số 3283/UBND-KGVX ngày 22/7/2021 của UBND tỉnh về thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ 00 giờ’ ngày 23/7/2021 trên phạm vi toàn tỉnh Phú Yên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu các ngành, địa phương không để thừa, thiếu hàng hóa, ách tắc giao thông, nhất là hàng hóa thiết yếu; đồng thời giao Sở Công Thương chủ trì cùng các sở NN-PTNT, GTVT, Y tế và các đơn vị, địa phương chủ động nắm chắc tình hình, có kế hoạch cụ thể để đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm,  hàng  hoá thiết  yếu đầy đủ cho người dân, không để đứt gãy chuỗi cung ứng trong mọi tình huống, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu. Sở Công thương khẩn trương triển khai giải pháp mua sắm trực tuyến, công bố địa chỉ, trang web, điện thoại, mặt hàng, giá cả, phương thức giao nhận giúp người dân dễ dàng tiếp cận và thuận tiện mua sắm,…

Trong thời gian qua, Sở Công thương chủ động phối hợp, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý hoạt động chợ, thực hiện phương án phân chia tần suất đi chợ cho người dân trên địa bàn, cụ thể là mỗi hộ gia đình cứ 03 ngày thì đi chợ 01 lần; mỗi hộ gia đình sẽ được phát 05 thẻ vào chợ/15 ngày. Thẻ vào chợ có giá trị sử dụng 01 lần/01 chợ bất kỳ trên địa bàn. Lưu ý phát đầy đủ Thẻ vào chợ cho các hộ gia đình; học sinh, sinh viên, người lao động thuê nhà trên địa bàn.

      Hiện, Sở Công thương cũng đang phối hợp với các sở, ban ngành, doanh nghiệp trong tỉnh tạo “luồng xanh” thông thương hàng hóa, chủ động cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ cho người dân, đồng thời có các giải pháp tăng cường đưa hàng đến các khu cách ly, phong tỏa, đảm bảo không để người dân thiếu hàng hóa. Sở Công thương kêu gọi người dân nên mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa, nhất là thông qua các kênh online... vì hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định và đảm bảo các biện pháp phòng dịch theo quy định.

      Sở TTTT cùng các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đang gấp rút hoàn thành Cẩm nang mua sắm online để hướng dẫn người dân cách thức mua sắm qua mạng trong thời gian giãn cách xã hội và cung cấp danh mục địa chỉ điểm bán, các mặt hàng thiết yếu người dân quan tâm.

        Theo quy định của Chỉ thị 16 của Chính phủ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...)các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ  trợ  doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp  tục  hoạt động nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây