Trước giờ Đối thoại, các bạn đoàn viên thanh niên đã có dịp gặp gỡ trao đổi bên lề.
Mở đầu cuộc đối thoại, đồng chí Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cho rằng, hàng năm, vào mỗi dịp tháng Ba, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn lại có dịp đối thoại với đoàn viên thanh niên trong cả nước. Năm nay là Năm thanh niên tình nguyện, đây là một chủ đề rất thú vị bởi tình nguyện là nội dung chúng ta đã làm trong một thời gian dài và có sự tiếp nối truyền thống.
Cho đến hiện nay, sức trẻ, tinh thần tình nguyện tiếp tục là thế mạnh, hình ảnh đẹp của tuổi trẻ Việt Nam được xã hội thừa nhận.
Chương trình hôm nay, chúng ta tiếp tục chia sẻ sự quan tâm của đoàn viên thanh niên cả nước để làm sao các bạn có thể tham gia tốt chương trình thanh niên tình nguyện do Trung ương Đoàn phát động để tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ Việt Nam tiếp tục đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
Quang cảnh buổi đối thoại.
* MC: Bạn Nguyễn Thu Giang, Đoàn phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Thưa đồng chí có phải cứ tham gia nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng thì sẽ trở thành một thanh niên tốt không?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Cảm ơn câu hỏi khá thú vị của bạn, đây là lần đầu tiên tôi bắt gặp được câu hỏi như thế. Cá nhân tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta tham gia hoạt động tình nguyện thường xuyên và tham gia những hoạt động tình nguyện thì chúng ta sẽ bồi đắp cho mình những tinh thần trách nhiệm, tinh thần vì cộng đồng, rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng và có nhiều ý thức tốt, chắc chắn sẽ giúp chúng ta trở thành người tốt.
Tôi tin vào điều bạn đang nghĩ và đang đặt mục tiêu của mình để trở thành con người biết chia sẻ, biết cống hiến, biết dấn thân, xem đó là một trong những tiêu chí của việc trở thành người tốt rất đúng. Tôi rất mong bạn và các bạn của bạn sẽ tham gia hoạt động tình nguyện hướng đến mục tiêu bạn đã xác lập.
*MC: Bạn Trần Thị Hằng, Học viện Cảnh sát nhân dân: Theo Anh, có nên xây dựng lộ trình để từng bước đưa các hoạt động tình nguyện trở thành 01 hoạt động bắt buộc đối với học sinh cấp III và sinh viên Đại học nói riêng và thanh niên nói chung hay không?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Đây là câu hỏi tôi nghĩ rằng rất nhiều trường Đại học quan tâm. Chúng ta thấy rằng, trong phong trào Thanh niên tình nguyện, khu vực trường học, các bạn sinh viên đang là lực lượng đóng vai trò quyết định chủ đạo.
Và các bạn có những hoạt động bên cạnh hoạt động thường xuyên thì có cả những chiến dịch lớn của mình, ví dụ như chiến dịch Mùa hè xanh, gần đây một số địa phương cũng đang triển khai chương trình tình nguyện mùa đông với lực lượng sinh viên đóng vai trò chủ đạo.
Trong triển khai các phong trào của Trung ương Đoàn, chúng tôi cũng bắt đầu hướng đến đối tượng học sinh THPT với chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ được chỉ đạo triển khai trong vài năm gần đây dành cho đối tượng này. Và rất nhiều hoạt động tình nguyện thường xuyên mà tổ chức đoàn trong các trường THPT, Đại học, Cao đẳng tổ chức để tạo ra môi trường để đoàn viên thanh niên tham gia.
Tôi biết hiện nay một số trường Đại học cũng đã hướng đến xem việc tham gia các hoạt động tình nguyện là một trong những tiêu chí cần có để ghi nhận sự rèn luyện của các bạn sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện của mình. Hầu hết trong thang điểm đánh giá của các trường đều có những điểm cộng tương đối lớn dành cho các hoạt động tình nguyện nhằm khuyến khích các bạn sinh viên tham gia, các bạn tham gia đều được ghi nhận và nhận được sự quan tâm cũng như hỗ trợ từ phía nhà trường; có những chính sách tuỳ vào điều kiện của nhà trường ví dụ như khen thưởng, xét vào ký túc xá, có những học bổng cho các bạn.
Tôi tin rằng, chính từ giá trị mà phong trào thanh niên tình nguyện và các hoạt động tình nguyện mang lại qua quá trình rất dài mà tổ chức Đoàn phát động triển khai mang lại sự trưởng thành trong mỗi bạn sinh viên, học sinh. Chính nhà trường cũng đã ghi nhận giá trị từ hoạt động tình nguyện này. Và từ đó, nhà trường xem đó là phương thức để góp phần giáo dục và hoàn thiện cho sinh viên, học sinh cuả mình.
Chính điều đó mà nếu mỗi nhà trường đáp ứng việc xem việc tham gia hoạt động tình nguyện là tiêu chí cần khuyến khích, động viên, cổ vũ và tạo điều kiện cho các em học sinh, sinh viên khác thì tôi tin đó là hoạt động rất tốt. Xu thế này không chỉ Việt Nam mà ở rất nhiều trường Đại học,THPT trên thế giới việc tham gia, chia sẻ hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và chia sẻ các hoạt động xã hội được xem là tiêu chí có lợi thế dành cho các bạn học sinh sinh viên khi xem xét các yếu tố trong nhà trường để có them điều kiện thuận lợi trong học tập.
Tôi tin đây là điều rất tích cực khi các nhà trường ghi nhận sự tham gia tình nguyện của học sinh, sinh viên.
Đông đảo các cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên tham dự buổi đối thoại tại điểm cầu VNPT.
* MC: Câu hỏi từ Nhóm sinh viên khoa Sử - Địa, trường Đại học Tây Bắc; bạn Lê Thị Hà Bình - Đoàn xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh và bạn Phạm Thị Hồng Linh - Đoàn khối Các cơ quan thành phố Đà Nẵng:
Hiện nay, bên cạnh các thanh niên nhiệt huyết, tích cực học tập, rèn luyện, xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng thì cũng còn một số thanh niên còn thiếu ý thức, không tuân thủ các quy định của pháp luật như: xả rác không đúng nơi quy định, vượt đèn đỏ, chen lấn khi xếp hàng…
Vậy Đoàn đã có giải pháp nào giúp thanh niên có thái độ, trách nhiệm sống tích cực hơn với với cộng đồng, với bản thân, qua đó góp phần làm giảm thiểu những vấn đề tiêu cực của xã hội?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Biểu hiện của một bộ phận thanh niên thiếu ý thức chấp hành pháp luật, thiếu văn hoá là một thực trạng hiện có. Chúng tôi xem đây là vấn đề cần tăng cường những giải pháp tuyên truyền của Đoàn để các bạn trẻ nhận diện được những biểu hiện chưa tốt và định hướng cho các bạn những thói quen tốt. Đây là vấn đề xã hội rất quan tâm, bản thân cách hành xử của các bạn trẻ trong quá trình phát triển, trưởng thành làm sao để các bạn trẻ có cách ứng xử văn hoá nơi công cộng, lối sống văn mình và đặc biệt là tinh thần thượng tôn pháp luật.
Với bộ phận thanh niên này, chúng ta đã có nhiều giải pháp, không chỉ là tuyên truyền mà chính cộng đồng bạn bè xung quanh nên thường xuyên chia sẻ, nhắc nhở nhau về những hành vi chưa đẹp, chưa tốt, điều đó sẽ giúp điều chỉnh hành vi, giúp cho bộ phận thanh niên này tốt hơn.
Tổ chức Đoàn - Hội các cấp cũng thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền. Trong thời gian qua, chúng ta cũng làm nhiều việc, nhiều hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông, giao thông đường bộ, diễn đàn về ứng xử văn hoá, thói quen tốt trong sinh viên, diễn đàn trực diện phê phán những biểu hiện chưa hay, chưa đẹp...
Tuy nhiên, trong thời gian tới, tôi nghĩ cần có thêm những giải pháp hiệu quả hơn. Việc cùng nhau, giúp nhau nhận thức những vấn đề trong cộng đồng của chính các bạn thanh niên cũng là giải pháp hiệu quả.
Cán bộ Tỉnh Đoàn An Giang theo dõi buổi đối thoại trực tuyến
* MC: Đại úy Tạ Mạnh Hùng - Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Pháo binh 368, Quân đoàn 1 và bạn Huỳnh Thị Bé Như,phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ: Trên cả nước và từng địa phương vẫn có những trường hợp bị tai nạn khi tham gia các hoạt động tình nguyện. Việc thực hiện chính sách với các trường hợp này như thế nào?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Những tai nạn trong quá trình tham gia hoạt động tình nguyện là một điều đáng tiếc. Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 57 về chính sách, chế độ dành cho thanh niên tình nguyện, trong đó quy đỉnh rất rõ những trường hợp bị tai nạn, bị rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động tình nguyện có tổ chức thì sẽ được sự hỗ trợ từ tổ chức mà chúng ta đang tham gia hoạt động tình nguyện và cũng có những chính sách riêng tuỳ theo từng trường hợp.
Chúng tôi cũng mong muốn tổ chức Đoàn, Hội và các nhóm, CLB nên tăng cường công tác khảo sát và có sự chuẩn bị tích cực, kỹ lưỡng để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhưng đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho những người tham gia. Tinh thần này càng ngày càng được tổ chức Đoàn, Hội quán triệt và lưu ý rất kỹ lưỡng khi bước vào hoạt động tình nguyện. Hi vọng trong thời gian sắp tới, sẽ không xảy ra những trường hợp không may để hoạt động tình nguyện đạt kết quả cao nhất.
* MC: Như vậy cần chuẩn bị những điều gì trước khi tham gia các hoạt động tình nguyện thưa anh?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Tôi nghĩ rằng với bất kỳ hoạt động nào, đặc biệt là hoạt động tình nguyện, trước khi thực hiện chúng ta cần tìm hiểu kỹ về mục đích và nội dung cụ thể của hoạt động đó. Bởi hoạt động tình nguyện rất đa dạng, có nội dung chúng ta làm ngay tại TP, đô thị lớn, nhưng cũng có nội dung triển khai ở vùng sâu, vùng xa, thậm chí biên giới, hải đảo.
Đối tượng chúng ta tiếp xúc cũng đa dạng, có đối tượng chúng ta tiếp xúc là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, những người già neo đơn, những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, cũng có nơi là đồng bào dân tộc vùng biên giới... đòi hỏi sự chuẩn bị cũng bản thân chúng ta, cần tìm hiểu kỹ lưỡng và xác định công việc cụ thể, khả năng đáp ứng đối với công việc tình nguyện đó.
Chính sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ cho các bạn tâm thế tốt hơn khi thực hiện hoạt động, có thể tham gia tốt nhất, đóng góp cao nhất trong khả năng của mình cho hoạt động tình nguyện.
Đồng chí Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam sẽ đối thoại trực tuyến với đoàn viên, thanh niên trong và ngoài
* MC: Tôi đã thấy hình ảnh của H'Hen Niê rất nhiều lần gắn bó với các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng bất kể thời tiết như thế nào, khu vực nào nào nhưng trên môi luôn nở nụ cường rất tươi. Khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng như thế bạn cảm thấy như thế nào?
Và đâu là động lực để bạn chia sẻ tất cả các hoạt động yêu thương đó đến tất cả mọi người? Chuyến đi tình nguyện nào mà bạn nhớ nhất? Khó khăn nào bạn gặp phải khi đến với các hoạt động tình nguyện? Kế hoạch tình nguyện vì cộng đồng sắp tới của bạn?
- Hoa hậu H'Hen Niê : Khi được tham gia vào các hoạt động đồng hành của các chương trình tình nguyện, H'Hen cảm thấy được trưởng thành, trải nghiệm, có cơ hội được tiếp xúc, chia sẻ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.
Mỗi lần tham gia các chuyến đi như thế bản thân H’Hen cảm thấy rất thú vị vì được đi và trải nghiệm được nhiều nhiều nơi trên đất nước đồng thời được thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. Bản thân H’Hen được trưởng thành như ngày hôm nay cũng là nhờ chính là nhờ vào các hoạt động tình nguyện đó.
Chuyến đi tình nguyện gần nhất là đi Sơn La cùng với Đoàn Thanh niên vừa rồi là kỷ niệm làm H’Hen nhớ nhất. Khi được khoác trên mình chiếc áo Đoàn đến tình nguyện chương trình Tết sẻ chia với các em nhỏ vùng cao. H’Hen cho rằng trong các hoạt động tình nguyện sẽ không có khó khăn nào cản trở được bản thân mình khi có lòng nhiệt huyết, thực hiện các hoạt động đó bằng cả trái tim.
Tất cả các hoạt động tình nguyện mình làm đều giúp cho bản thân mình trưởng thành và thêm hiểu bản thân mình.
Trong thời gian tới H’Hen tiếp tục thực hiện các hoạt động tình nguyện cho đối tượng là trẻ em và phụ nữ, đồng hành cùng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, vì H’Hen cho rằng trẻ em và phụ nữ là những đối tượng rất thiệt thòi, đặc biệt là các trẻ em gái, H’Hen muốn thực hiện các hoạt động tình nguyện để chia sẻ, giúp đỡ họ.
Hoa hậu H’Hen Niê tham dự đối thoại tại điểm cầu TP. HCM.
*MC: Không biết đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nghĩ như thế nào về chia sẻ của Hoa hậu H’Hen Niê, và hình ảnh chúng ta thường thấy một hoa hậu đẹp, sang trọng với những bộ váy dạ hội thướt tha, ngày hôm nay Hen mặc chiếc áo xanh tình nguyện khiến mọi người cảm thấy xúc động.
- Hoa hậu H’Hen Niê: Ngày hôm nay tôi thấy thú vị và xúc động với câu chuyện của H’Hen Niê khi chia sẻ về sự trưởng thành của bạn, động lực để bạn phấn đấu, trong đó có hình ảnh các bạn sinh viên tình nguyện khi đến với buôn làng của bạn khi còn là cô bé học sinh, từ điều này rất nhiều các bạn đoàn viên thanh niên đã từng tham gia tình nguyện đều có sự trưởng thành.
Nếu bạn đã từng tham gia hoạt động tình nguyện thì tôi tin trong thời điểm nào đó có sự đóng góp của hoạt động tình nguyện đó, và chính là điểm để chúng ta chia sẻ với nhau, cùng kêu gọi các bạn đoàn viên thanh niên tham gia để thấy được giá trị của phong trào. Tôi cũng thấy rất thú vị với sự lựa chọn của hoa hậu khi đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình.
Bên cạnh tiếp tục phát triển sự nghiệp, đã lựa chọn gắn bó chia sẻ với cộng đồng trong khả năng của mình, đến với những mảnh đời, địa phương khó khăn của Tổ quốc, để có thể đóng góp một phần nào đó bằng khả năng, sức trẻ của mình.
Đây cũng chính là điều tổ chức Đoàn mong muốn, kêu gọi các bạn đoàn viên thanh niên như Hen, như các bạn khác sẽ tiếp tục tuyên truyền những hình ảnh tiêu biểu, có giá trị, truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên khác tiếp tục tham gia hoạt động tình nguyện.
Các biên tập viên tham gia tường thuật đối thoại trực tuyến để truyền tải những thông tin tới các cấp bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên trong và ngoài nước
* MC: Hiện nay có nhiều hoạt động tình nguyện tự phát do các nhóm tự tổ chức. Đoàn có khuyến khích những hoạt động tình nguyện như thế không?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các hoạt động tình nguyện do các bạn, các nhóm, CLB tình nguyện hiện nay các bạn đang triển khai theo mong muốn của bản thân cho dù đó không phải là hoạt động do các tổ chức Đoàn triển khai. Đó là những hoạt động rất tốt cho cộng đồng và mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng. Ở 1 góc độ nào đó nó cũng chứng minh cho sự lan toả của chính phong trào tình nguyện của tổ chức Đoàn, Hội đã dày công triển khai suốt thời gian dài vừa qua.
Tôi chỉ có 1 lời khuyên với các bạn ở các nhóm tình nguyện, bởi các bạn là nhóm tự hình thành với nhau và sẽ gặp nhiều khó khăn trong triển khai công việc của mình như tự vận động nguồn lực, chuẩn bị nội dung, trong quá trình các bạn làm, nếu gặp khó khan gì thì hãy đến với chúng tôi.
Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn về kết nối địa điểm, kết nối về phương thức và tư vấn cho các bạn về cách làm hiệu quả nhất; để sự chuẩn bị của các bạn từ nguồn lực, con người, nội dung được tốt hơn và hoạt động thực sự hiệu quả hơn. Đó chính là điểm mà hiện nay chúng tôi đang giao cho tất cả các cơ sở đoàn có trachs nhiệm trong quá trình tiếp nhận ý tưởng, mong muốn được tham gia tình nguyện của tất cả các bạn đoàn viên thanh niên cả nước.
Tôi tin rằng, chúng ta cùng đồng hành với nhau thì phong trào Thanh niên tình nguyện sẽ ngày càng tốt hơn, mở rộng hơn và quan trọng nhất là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội sẽ tiếp nhận được sự đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ từ chính các bạn thanh niên, đó cũng chính là điều kiện tốt để chúng ta vừa đạt được những kỳ vọng, nguyện vọng của bản thân, đồng thời tạo cơ hội để có những kỷ niệm, có điều kiện trải nghiệm hiệu quả cho sự phát triển.
* MC: Hiện nay có nhiều hoạt động tình nguyện tự phát do các nhóm tự tổ chức. Đoàn có khuyến khích những hoạt động tình nguyện như thế không?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các hoạt động tình nguyện do các bạn, các nhóm, CLB tình nguyện hiện nay các bạn đang triển khai theo mong muốn của bản thân cho dù đó không phải là hoạt động do các tổ chức Đoàn triển khai. Đó là những hoạt động rất tốt cho cộng đồng và mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng. Ở 1 góc độ nào đó nó cũng chứng minh cho sự lan toả của chính phong trào tình nguyện của tổ chức Đoàn, Hội đã dày công triển khai suốt thời gian dài vừa qua.
Tôi chỉ có 1 lời khuyên với các bạn ở các nhóm tình nguyện, bởi các bạn là nhóm tự hình thành với nhau và sẽ gặp nhiều khó khăn trong triển khai công việc của mình như tự vận động nguồn lực, chuẩn bị nội dung, trong quá trình các bạn làm, nếu gặp khó khan gì thì hãy đến với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sang hỗ trợ các bạn về kết nối địa điểm, kết nối về phương thức và tư vấn cho các bạn về cách làm hiệu quả nhất; để sự chuẩn bị của các bạn từ nguồn lực, con người, nội dung được tốt hơn và hoạt động thực sự hiệu quả hơn.
Đó chính là điểm mà hiện nay chúng tôi đang giao cho tất cả các cơ sở đoàn có trachs nhiệm trong quá trình tiếp nhận ý tưởng, mong muốn được tham gia tình nguyện của tất cả các bạn đoàn viên thanh niên cả nước. Tôi tin rằng, chúng ta cùng đồng hành với nhau thì phong trào Thanh niên tình nguyện sẽ ngày càng tốt hơn, mở rộng hơn và quan trọng nhất là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội sẽ tiếp nhận được sự đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ từ chính các bạn thanh niên, đó cũng chính là điều kiện tốt để chúng ta vừa đạt được những kỳ vọng, nguyện vọng của bản thân, đồng thời tạo cơ hội để có những kỷ niệm, có điều kiện trải nghiệm hiệu quả cho sự phát triển.
* MC: Bạn Phạm Thị Lệ Thu - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông và Nguyễn Văn Tiến - Đoàn phường Cẩm Thạch, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh):
Em được biết trong năm 2019, Trung ương Đoàn đặt ra mục tiêu phấn đấu mỗi thanh niên, đoàn viên, hội viên tham gia ít nhất 02 hoạt động tình nguyện trong năm. Em rất thích chủ trương này, tuy nhiên em còn băn khoăn là Đoàn sẽ tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên tham gia như thế nào và liệu các tổ chức cơ sở đoàn có tổ chức được đủ các hoạt động tình nguyện để tạo môi trường cho đoàn viên, thanh niên tham gia hay không ạ?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Đây là định hướng trong năm 2019, chúng tôi không đặt thành chỉ tiêu chính thức nhưng là mục tiêu để vận động ĐVTN tham gia. Để làm được việc này cần sự vào cuộc của tất cả các cán bộ Đoàn- Hội, từng đơn vị tế bào từ chi đoàn, chi hội phải vào cuộc. Vì chính những nơi đó thiết kế ra nhiều hoạt động tình nguyện thường xuyên, và tổ chức được nhiểu hoạt động để các bạn ĐVTN tham gia.
Trong hoạt động tình nguyện chúng ta thấy rất đa dạng về nội dung. Và nội dung hoạt động gắn với thực tế, trực tiếp với đối tượng, với địa bàn, với những khó khăn trong cuộc sống để chúng ta để xác định công việc của mình, để vận động ĐVTN tham gia giải quyết vấn đề đặt ra. Tôi nghĩ để làm được mục tiêu này, mỗi chi đoàn chi hội phải xem việc tổ chức được hoạt động tình nguyện là nhiệm vụ trọng tâm của năm nay.
Phải tăng cường làm sao để có thể có những phương thức mới trong việc tổ chức hoạt động tình nguyện. Hiện nay chúng tôi biết ngoài hoạt động tình nguyện của Đoàn-Hội, nhiều các bạn bằng nhu cầu tự thân,bằng mong muốn được sẻ chia với cộng đồng, các bạn đã hình thành những nhóm thực hiện hoạt động do nhóm, bộ phận các bạn triền khai thực hiện hoạt động tình nguyện này. Đó chính là điểm tốt và là sức lan tỏa từ phong trào tình nguyện của Đoàn đến được với các đối tượng thanh niên.
Ở góc độ cao hơn, chúng tôi cũng phải tiếp tục mở các phương thức mới. Ngoài các hoạt động tình nguyện thường xuyên, chúng tôi có phương thúc tổ chức các chiến dịch tình nguyện. Hiện nay các chương trình tình nguyện của Đoàn bắt đầu tiến hóa đi vào từng đối tượng, chứ không gọi chung một chiến dịch cho tất cả các hoạt động.
Chúng tôi có Chiến dịch dành riêng cho sinh viên đại học như Mùa hè xanh, dành riêng cho học sinh trường phổ thông như Hoa phượng đỏ, lực lượng vũ trang là Hành quân xanh, dành riêng cho công nhân, cán bộ công chức là Kỳ nghỉ hồng. Mỗi hoạt động gắn với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của xã hội, chúng tôi tiếp tục có những chương trình riêng như Tiếp sức đến trường, Tiếp sức mùa thi...
Chính những hoạt động ngày càng đi vào đối tượng cụ thể, thiết thực như vậy sẽ mở ra những điều kiện, không gian để các bạnĐVTN lựa chọn tham gia. Mặt khác, các công cụ của Đoàn hiện nay chịu trách nhiệm tuyên truyền, kết nối, giới thiệu các hoạt động tình nguyện mời gọi thanh niên tham gia như Trung tâm Tình nguyện quốc gia, Trung tâm công tác xã hội tại các tỉnh, thành, và tôi biết có rất nhiều các trường Đại học, cơ sở Đoàn đã có các CLB/Đội công tác xã hội là những nơi gợi mở giới thiệu nhiều những hoạt động tình nguyện để các bạn tham gia.
Một điểm quan trọng là chúng tôi đang chuyển hướng dần mời gọi các bạn ĐVTN đề xuất ý tưởng và những nội dung hoạt động thực hiện cụ thể bằng sự quan sát của mình, bằng việc thấy nơi nào cần, nơi khó khăn, các bạn đề xuất với tổ chức Đoàn của mình hoặc các đơn vị hoạt động tình nguyện để có những hoạt động tình nguyện gắn với đời sống, thực tiễn.
Thực tế, trong chiến dịch Mùa hè xanh những năm gần đây TP.Hồ Chí Minh là đơn vị đang đi đầu trong việc phát huy khả năng của thanh niên trong đời sống, các dự án, ý tưởng tình nguyện và khi triển khai sẽ lựa chọn ra những nội dung, ý tưởng mới phù hợp, được hỗ trợ nguồn lực, điều kiện để hiện thực hóa để nâng cao chất lượng của hoạt động tình nguyện, mở rộng phương thức hoạt động tình nguyện,tạo không gian các bạn tham gia.
Tôi tin khi bạn có tinh thần tình nguyện, đã có nhiệt huyết tham gia tình nguyện, mong muốn được tham gia vào tình nguyện, các bạn sẽ tìm được môi trường, điều kiện cụ thể. Chúng tôi rất mong chờ những ý tưởng tích cực của các bạn trong hoạt động tình nguyện.
Các câu hỏi cũng đã được đặt ra ngay tại điểm cầu VNPT với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong.
*MC: Tôi có vấn đề khi làm việc với sinh viên Việt Nam. Tôi gặp rất nhiều bạn khi ra trường dù đã tham gia rất nhiều hoạt động Đoàn, nhưng bản thân lại chưa tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Vậy những trăn trở đó khi làm giáo dục, tôi có một hiến kế và mong muốn đồng chí Phong và các đồng chí xem xét, đó là có nên chăng Đoàn sẽ là cầu nối tới những chương trình, hoạt động giáo dục dành cho sinh viên, cung cấp những kiến thức, kỹ năng, thông tin tại các địa phương để các bạn tìm được việc làm sau khi ra trường.
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Tôi rất ủng hộ sự đồng hành của các đơn vị trong xã hội với những hoạt động của Đoàn. Những ý tưởng qua trao đổi của các bạn, các bạn có thể kết nối trực tiếp với các cơ sở Đoàn ở các đơn vị để chia sẻ ý tưởng với nhau. Nếu tính khả thi ở từng đơn vị tốt, chúng ta có thể kết nối, triển khai công việc đó.
Thực tế, thời gian vừa qua, Đoàn các trường đại học đã tập trung rất nhiều về nội dung này và có rất nhiều phương thức. Nếu như phương thức của các bạn mới, hiệu quả thì các trường sẵn sàng đón nhận để có thêm điều kiện, không gian hỗ trợ sinh viên trong trang bị kỹ năng, kiến thức và các hoạt động, cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.
Quay lại câu chuyện khởi nghiệp vì cộng đồng, đây là một ý tưởng rất tốt. Thực tế ý tưởng các bạn có thể khởi nghiệp phải bắt nguồn từ cuộc sống, rất nhiều bạn có thành công ban đầu khi tôi gặp và chia sẻ thì các bạn đều nói ý tưởng của các bạn đều đến từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống. Như vậy đó chính là chất liệu để chúng ta tìm ra được hướng đi cho mình, lựa chọn lĩnh vực của mình để có thể tham gia phát triển khởi nghiệp.
Làm sao tăng cường kiến thức, hiểu biết, nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp, cũng như thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong các em học sinh, trong các bạn sinh viên, đây cũng là điều chúng tôi đang tập trung để làm vì tinh thần khởi nghiệp cực kì quan trọng. Nếu thúc đẩy được sẽ là nền tảng tốt để chúng ta có thể quan tâm bước vào hành trình khởi nghiệp. Nếu chúng ta không thực hiện được tốt việc này thì sẽ bị chi phối mọi người, như vậy sẽ rất khó để thực hiện vấn đề này. Tôi thấy đây là góp ý hay và chúng tôi sẽ lưu tâm trong quá trình triển khai hoạt động của mình.
Tiến sỹ Vòng Bính Long - Gương măt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2018
* MC: Đại diện ở đầu cầu Đà Nẵng hỏi: Các phong trào tình nguyện của Đoàn đã cho thấy được hiệu quả khi phát huy thanh niên tham gia các công việc vì cộng đồng. Nhưng chưa làm cho một bộ hận thanh niên và xã hội hiểu được những giá trị mang lại của hoạt động cho thanh niên khi tham gia các hoạt động tình nguyện.
Trung ương Đoàn có giải pháp, hướng dẫn nào để hài hòa giữa tinh thần tình nguyện, phát huy thanh niên song song với quyền lợi của thanh niên và đưa thông tin này đến với các bạn thanh niên và xã hội?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Tôi nghĩ, quan trọng nhất là hiệu quả của hoạt động tình nguyện, nếu thiết thực, cụ thể thì có giá trị thuyết phục. Chính kết quả hoạt động tình nguyện sẽ chứng minh cho các bạn thanh niên thấy giá trị mang lại, trước hết là sự cống hiến, góp sức của mình cho một đối tượng cụ thể, địa bàn cụ thể.
+ Thứ hai, chúng ta phải tăng cường thông tin tới các bạn thanh niên về hoạt động tình nguyện của Đoàn, Hội để các bạn thấy được sự phong phú, đa dạng, giá trị đích thực của các hoạt động.
+ Thứ ba, sự thông tin, chia sẻ, trưởng thành từ các bạn từng tham gia hoạt động tình nguyện, phong trào tình nguyện có thể là sự trải nghiệm, chia sẻ phù hợp, thích hợp để cac bạn thanh niên có thể hiểu được sự thu hoạch của bản thân khi tham gia các hoạt động tình nguyện.
Chúng ta hay nói "đi để chia sẻ, đi để cống hiến, đi để trải nghiệm, đi để trưởng thành", những cụm từ như vậy là mục tiêu rất rõ ràng làm sao để các bạn cảm nhận được giá trị mang lại thông qua giá trị cụ thể. Những điều đó mới thuyết phục thanh niên đến với các hoạt động của mình.
*MC: Bạn Ma Văn Hậu, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang): Thưa Anh, năm 2019 là năm Thanh niên tình nguyện, em thấy ở xã, huyện có phát động đăng ký thực hiện công trình, phần việc thanh niên, vậy tổ chức Đoàn có đặt ra yêu cầu gì đối với các công trình, phần việc thanh niên?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Công trình, phần việc thanh niên là một phương thức để triển khai các hoạt động của Đoàn, trong đó có hoạt động tình nguyện. Chúng tôi đặt ra yêu cầu công trình thanh niên phải có một số tiêu chí: được việc, được người, được tổ chức. Đầu tiên là được việc, công trình thanh niên phải thiết thực, không chấp nhận những công trình chung chung, không xác định được mục tiêu cụ thể, công việc và giá trị mang lại.
Được người có nghĩa là các bạn tham gia hoạt động được phát huy cao nhất khả năng của bản thân để mang lại giá trị cuối cùng cho công trình. Được tổ chức có nghĩa là hình ảnh của tổ chức Đoàn, khẳng định được tính thiết thực, hiệu quả và sức lan toả trong những hoạt động.
Chúng tôi xem công trình thanh niên là một trong những yêu cầu để các tổ chức Đoàn lựa chọn những công việc mà xã hội đang đòi hỏi, hoặc ngay trong bản thân hoạt động chuyên môn của các đơn vị cũng đặt ra những yêu cầu để thanh niên phát huy vai trò xung kích, tập trung sức lực tham gia đóng góp sức trẻ để giải quyết.
Ví dụ, trong Tháng Thanh niên 2019, chúng tôi đã đến thăm dàn khoan mỏ dầu mới của Tập đoàn Dầu khí - được xem là công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc của ĐVTN Tập đoàn Dầu khí. Có tới hơn 98% các công đoạn, thao tác do các bạn ĐVTN tham gia thực hiện cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các bạn.
* MC: Bạn Đinh Thu Phương, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: Hiện nay có rất nhiều nguồn lực trong xã hội có thể hỗ trợ được cho hoạt động tình nguyện từ cộng đồng như: quần áo, đồ chơi; sản phẩm của các đơn vị,... nhưng việc đeo bám, phương pháp để tìm và sử dụng hiệu quả nguồn lực này còn hạn chế. Đoàn có giải pháp nào để phát huy hiệu quả những nguồn lực như trên cho các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Việc sử dụng nguồn lực cho hoạt động tình nguyện là việc đơn vị tổ chức tình nguyện có trách nhiệm. Việc tổ chức hoạt động tình nguyện cần xác định rõ ràng hướng tới đối tượng nào, đối tượng có nhu cầu thế nào để việc vận động nguồn lực đươc hợp lý. Đây là vấn đề đòi hỏi tổ chức tình nguyện nào cũng phải coi trọng, xem xét kỹ lưỡng. Nhu cầu tình nguyện và khả năng vận động nguồn lực phụ thuộc vào năng lực tổ chức của từng đơn vị.
Việc xác định nhu cầu của địa bàn, đối tượng thụ hưởng để có thông tin đầy đủ, chính xác tạo ra sự khớp nối tránh tình trạng nhu cầu cao nhưng khả năng đáp ứng lại quá thấp. Trong xã hội có nhiều người quan tâm tới nhiều đối tượng khác nhau. Chúng ta tìm kiếm sự quan tâm cộng đồng, quan trọng là đưa thông tin thuyết phúc, chính xác đến cộng đồng để vận động.
* MC: Khổng Thị Thanh Tâm - Đoàn viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hỏi:
Khi nhắc đến hoạt động tình nguyện, mọi người hay tổ chức và cũng liên tưởng nhiều đến các hoạt động thanh niên dùng sức, lao động chân tay là nhiều, giá trị thực tế là mang lại cho xã hội chưa cao? Đoàn định hướng như thế nào để tăng cường các hoạt động tình nguyện có chiều sâu, hàm lượng tri thức cao và có giá trị hỗ trợ xã hội lớn?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Tôi không có phân định hoạt động dùng sức hay dùng trí quan trọng là hoạt động mang lại giá trị nào. Ví dụ như hoạt động giải quyết vấn đề về môi trường cũng cần sự tham gia của rất nhiều bạn thanh niên. Không chỉ là câu chuyện bỏ sức ra để cải tạo môi trường mà còn là để các bạn thấy được những hệ quả của việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của bản thân và từ đó lan tỏa ra cộng đồng. Cũng có những hoạt động cần đến hàm lượng tri thức cao. Để phân định hoạt động dùng sức hay dùng trí khâu xác định nội dung công việc khá quan trọng.
Tuy nhiên lựa chọn người tham gia đóng vai trò quyết định trong sự thành công của hoạt động. Để tăng độ “chuyên nghiệp” trong các hoạt động cần lựa chọn đúng nhóm đối tượng để tham gia. Làm sao để có nhiều môi trường, nhiều hoạt động để các bạn thanh niên tham gia. Như các hoạt động bảo vệ môi trường, hay các hoạt động an toàn giao thông hầu như thanh niên nào cũng có thể tham gia. Mặt khác cũng có những hoạt động như kết nối, tọa đàm, tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra phương án cần đến những nhóm thanh niên có tri thức và cần có yêu cầu về kiến thức để có thể tham gia. Theo tôi, khi bước vào hoạt động tình nguyện các bạn nên đề ra mong muốn bản thân hướng tới kết quả, giá trị của hoạt động để có thể tham gia những hoạt động thích hợp mang lại giá trị tình nguyện cao nhất.
* MC: Bạn nguyenhainam@yahoo.com hỏi:
Em rất muốn tham gia hoạt động tình nguyên vì cộng đồng, nhưng không biết tìm thông tin về ở đâu tổ chức hoạt động, khả năng của em tham gia như thế nào? Em nghĩ cũng có nhiều bạn gặp lúng túng như em. Anh có lời khuyên nào cho em và giải pháp của Đoàn là gì cho vấn đề này?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Chúng tôi giao cho Trung tâm Tình nguyện Quốc gia - một đơn vị của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam làm nhiệm vụ kết nối nhau cầu và mong muốn tham gia các hoạt động tình nguyện của tất cả mọi người trong xã hội. Nhiệm vụ của Trung tâm này là phải hệ thống được ai có nguồn lực muốn chuyển nguồn lực này đến nhóm đối tượng cụ thể nào trong xã hội. Chúng ta tổ chức các hoạt động để đưa nguồn lực này tới đối tượng thụ hưởng cụ thể hoặc chúng ta mời gọi các bạn thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện.
Nếu như bạn có nhu cầu tham gia các hoạt động tình nguyện, bạn có thể đề đạt nguyện vọng với các tổ chức sau: tổ chức Đoàn, Hội ngay trên địa bàn của bạn; các trung tâm công tác xã hội, trung tâm được giao chức năng thực hiện hoạt động tình nguyện của các tỉnh, thành; Trung tâm thông tin tình nguyện quốc gia của Trung ương Đoàn... để khi có hoạt động phù hợp, các đơn vị này sẽ mời bạn cùng tham gia.
*MC: Cháu Hồng Trang (Hà Nội) hỏi:
Cháu thấy chú nói về những hoạt động tình nguyện chủ yếu dành cho các anh chị sinh viên hoặc học sinh cấp 3, cơ sở doanh nghiệp. Với độ tuổi ít hơn, cháu có thể tham gia hoạt động tình nguyện được không?
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Tham gia hoạt động vì cộng đồng thì không giới hạn độ tuổi, nhưng với các em thiếu nhi thì không gọi là hoạt động tình nguyện cho thiếu nhi, bởi vì lứa tuổi của các em đang được tổ chức Đoàn và toàn xã hội chăm lo. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có những hoạt động nhằm hình thành ý thức cộng đồng, giáo dục về lòng nhân ái, tinh thần tương thân tương ái cho các em mang dáng dấp của hoạt động tình nguyện.
Ví dụ như: hoạt động kêu gọi các em chia sẻ với bạn bè khó khăn trong nhà trường, hoặc khi có thiên tai, lũ lụt thì vận động các em chia sẻ một phần nhỏ trong khả năng của mình ở vùng khó khăn; hoặc có những hoạt động để các em có thể góp một phần sức lực phù hợp cho cộng đồng như trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng...
Với chúng tôi, hoạt động tình nguyện ở độ tuổi thanh niên, bởi tính xung kích, trách nhiệm, tình nguyện sẽ có những đòi hỏi cao hơn và có những yêu cầu cụ thể.
* Bạn Nguyễn Thanh Tuấn, Chủ nhiệm CLB Cà phê Suối Mơ ở Vĩnh Long chia sẻ: CLB Cà phê Suối mơ được thành lập hơn 5 năm qua, có sự chung tay hỗ trợ bạn bè, cộng đồng đến từ 12 quố gia khác nhau trên thế giới, cũng như sự ủng hộ các cấp bộ đoàn đã thực hiện được nhiều phần việc cho bà con. Trong năm 2019, CLB sẽ thực hiện công trình 20 thanh niên: Xây dựng cầu đường, trạm nước công cộng, nhà nhân ái,…
Thời gian thực hiện các công trình an sinh xã hội đôi lúc chúng tôi bị sự hiểu nhầm từ một vài cán bộ Đoàn, Hội với CLB đôi, nhóm tình nguyện tự lập. Mong rằng Trung ương Đoàn chia sẻ về vấn đề này để các CLB đội, nhóm tự lập phát triển.
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Cà phê Suối Mơ là mô hình vừa đạt giải thưởng tình nguyện quốc gia. Giải thưởng này đã trả lời câu hỏi của anh Tuấn. Chúng tôi trân trọng mọi hoạt động tình nguyện mang lại giá trị cho cộng đồng, không quan trọng CLB đó thuộc Đoàn, Hội hay tự phát. Và Giải thưởng tình nguyện quốc gia không giới hạn CLB, đội, nhóm tự phát. Chúng tôi chỉ đạo các cấp bộ đoàn cần có trách nhiệm hỗ trợ các CLB đội, nhóm khi họ cần. Đó là trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội.
* MC: Internet, mạng xã hội hiện nay rất phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống; điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh những lợi ích mà internet, mạng xã hội mang lại thì cũng có những mặt tiêu cực đi kèm như tạo nên trào lưu sống ảo; dễ bị ảnh hưởng trước các thông tin sai lệch, xấu, độc,… từ đó xa rời giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực đạo đức và nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật.
Để nâng cao kỹ năng tham gia mạng xã hội an toàn, lành mạnh và đấu tranh với các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng cho thanh niên, Trung ương Đoàn sẽ tập trung thực hiện những giải pháp nào trong thời gian tới?
Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đoàn viên, thanh niên quan tâm như: bạn Phan Nguyễn Lam Giang, Phường Nam Hồng, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; Thượng sĩ Bùi Đình Việt, Học viên, Đại đội 71, Tiểu đoàn 7, Học viện Phòng không - Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân; Đỗ Thanh Nga, đoàn viên phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ …
- Đồng chí Lê Quốc Phong: Trung ương Đoàn đang quan tâm và có nhiều phương thức, giải pháp triển khai thời gian vừa qua giúp đoàn viên thanh niên có phương thức ứng xử hợp lý trên mạng xã hội. Đây là điều cả xã hội quan tâm. Trong đó, có cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt mỗi tuần một câu chuyện đẹp". Bên cạnh việc chia sẻ những câu chuyện cá nhân, mỗi bạn trẻ chia sẻ thêm những điều tích cực trong xã hội. Theo cách cảm nhận của mỗi bạn về câu chuyện đẹp, tích cực gặp được trên đường đến trường, đi làm... hay câu chuyện chính các bạn. Mỗi ngày một tin tốt mỗi tuần một câu chuyện đẹp sẽ góp phần tạo nên hiệu ứng tích cực trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn tăng cường tổ chức các diện đàn để định hướng, thông tin hiệu quả tới các bạn trẻ. Không gian mạng nhiều thông tin, quan trọng là tiếp cận thông tin và hành xử thông tin đó ra sao. Chúng ta ứng xử phù hợp sẽ ngăn chặn những tin xấu, sau lệch. Điều này không chỉ bảo vệ bản thân mỗi bạn mà góp phần bảo vệ gia đình, người thân và bạn bè.
* Đồng chí Lê Quốc Phong: Tôi cảm thấy rất vui vì sự quan tâm của rất nhiều các bạn đoàn viên thanh niên, kể cả đoàn viên thanh niên Việt Nam ở ngoài nước với chủ đề thanh niên tình nguyện - một phong trào lớn của Đoàn.
Cũng vui vì tình nguyện không của riêng nhóm đối tượng nào mà của chung thanh niên Việt Nam, từ học sinh, sinh viên tới thanh niên công nhân, và cả các trí thức trẻ, những tiến sĩ - những người đã có những thành tựu nhất định trong công việc của mình và giải thưởng lớn trong xã hội.
Điều đó cho thấy tình nguyện thực sự là một nhu cầu đẹp của thanh niên Việt Nam muốn cống hiến, góp sức mình cho sự phát triển của cộng đồng, cho những vấn đề mà xã hội còn khó khăn.
Tôi tin rằng, bằng sự quan tâm này thì trách nhiệm của tổ chức Đoàn chúng tôi còn nhiều hơn nữa để làm sao tổ chức thật tốt các hoạt động tình nguyện với phong trào thanh niên tình nguyện, tạo ra nhiều môi trường, đổi mới nhiều phương thức để đáp ứng được nhu cầu tham gia tình nguyện của đông đảo các bạn ĐVTN trong và ngoài nước.
Chúng tôi cũng cần nâng cao chất lượng hoạt động tình nguyện của mình để mỗi hoạt động tình nguyện của Đoàn mang giá trị thiết thực, tiếp tục củng cố niềm tin và là điểm đến tin cậy của các bạn có thể gửi gắm ý tưởng tình nguyện hoặc lựa chọn để tham gia các hoạt động tình nguyện phù hợp.
Chúng tôi mong rằng, sự quan tâm này tiếp tục được lan toả để thanh niên Việt Nam xem hoạt động tình nguyện là nét đẹp trong cuộc sống của mình, một sự chia sẻ để hình thành nên nét đẹp trong thanh niên Việt Nam.
* MC: Thưa quý vị, nói đến tuổi trẻ là nói đến tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Thanh niên luôn thật trẻ, thật nhiệt huyết, thật sáng tạo, luôn tìm tòi, nỗ lực thực thực hiện ý tưởng mới, cách làm mới, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là những gì chúng tôi cảm nhận được từ anh Lê Quốc Phong - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thủ lĩnh trẻ của Thanh niên cả nước. Đó cũng là những gì chúng tôi cảm nhận được qua từng câu hỏi, từng ý kiến bình luận của các bạn trên mạng xã hội.
Trong 2 giờ vừa qua, theo thống kê, đã có 02 triệu lượt xem, với hơn 800.000 lượt tiếp cận trên các hệ thống tương tác trên facebook trên các báo Thanh Niên, Tiền Phong, Sinh viên Việt Nam, fanpage của Cổng Thông tin diện tử Trung ương Đoàn, các ban, đơn vị của Trung ương Đoàn; Website của các tỉnh, thành đoàn trong cả nước.
Nói như vậy để thấy được sức hút rất lớn của cuộc đối thoại trực tuyến này. Và chúng tôi xin cảm ơn khán giả về sự tương tác này.
Trong 2 giờ, đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong đã cố gắng để trả lời được nhiều nhất câu hỏi của ĐVTN cả nước gửi về. Tuy nhiên đến nay vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời.
Đề nghị đồng chí có giải pháp cụ thể trong công tác chỉ đạo các cấp bộ đoàn liên quan đến phần trả lời của anh đối với đoàn viên thanh niên trong cuộc đối thoại hôm nay. Thêm nữa, với những câu hỏi chưa có đủ thời gian kịp trả lời, đề nghị anh giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng của Đoàn sẽ hướng dẫn, trả lời đầy đủ cho đoàn viên thanh niên.
Xin chúc đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong và những cán bộ, đoàn viên thanh niên trên cả nước luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc phong trào Đoàn sẽ ngày càng hấp dẫn hơn nữa, gần với thanh niên hơn nữa, đóng góp cho xã hội nhiều hơn nữa.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn