Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức, lãnh đạo cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1930-1945)

Chủ nhật - 09/04/2017 20:18
Sau cao trào 1930-1931, sự khủng bố của thực dân Pháp càng gắt gao hơn, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, giết hại. Ngày 6 tháng 6 nǎm 1931, Nguyễn A'i Quốc bị chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc).
Cuối nǎm 1933, Nguyễn A'i Quốc rời Hồng Kông. Đầu nǎm 1934 Người trở lại Liên Xô. Tại đây Người vào học trường Quốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước trong hnh hình chủ nghĩa phát xít đã công khai đàn áp mọi phong trào dân chủ và hoà bình. Trong nhiều tài liệu Nguyễn A'i Quốc nêu lên sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939, nhấn mạnh vấn đề tập hợp mọi tầng lớp nhân dân và thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đấu tranh đòi tự do, dân chủ và hoà bình.
            Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, tháng 10 nǎm 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Tháng 9 nǎm 1940 phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương. Cuối nǎm 1940 Người về sát biên giới Việt - Trung, bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước. Người đã mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới. Người nêu rõ trong tài liệu huấn luyện: "Sự nghiệp giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của các dân tộc, các giai cấp bị bóc lột ở Đông Dương. Toàn thể nhân dân Đông Dương không phân biệt dân tộc nào, giai cấp nào đều phải đồng tâm hiệp hội đoàn kết cùng nhau mới làm nổi".
            Ngày 28 tháng 1 nǎm 1941, Nguyễn A'i Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm cǎn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng. Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơi họp Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5 nǎm 1941) do Nguyễn A'i Quốc chủ trì, nơi ra báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng. Pác Bó có hang Cốc Bó, nơi Nguyễn A'i Quốc chọn làm chỗ ở và làm việc của mình.
            Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Nguyễn A'i Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng... Việc cứu quốc là việc chung, ai là ngườiViệt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài nǎng góp tài nǎng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề".
            Tháng 8 nǎm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh và với tư cách là đại diện Mặt trậnViệt Minh và phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược, Người sang Trung Quốc. Ngày 29-8-1942 Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam, sau đó bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian ở tù, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng ">Nhật ký trong tù". Đến nay "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng.
            Tháng 9 nǎm 1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do. Tháng 3 nǎm 1944, Người tham dự Hội nghị các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Liễu Châu (Trung Quốc). Tại Hội nghị này Người đã đọc báo cáo về hoạt động của Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản, nêu rõ tiền đồ của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mối quan hệ mật thiết và lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Tháng 9 nǎm 1944, Hồ Chí Minh trở lại Cao Bằng. Người gửi thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội. Tháng 12 nǎm 1944, Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam .
            Ngày 9 tháng 3 nǎm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Cuộc chiến tranh thế giới thứ I cũng bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô các nước Đồng minh.
            Ngày 4 tháng 5 nǎm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (ngày 9 tháng 8 nǎm 1945) và ồ ạt tiến công đạo quân Quan Đông của chúng, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6-8), và Nagadaki (9-8), ngày 10 tháng 8 phe Đồng minh đã gửi công hàm yêu cầu Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chớp thời cơ ấy, ngày 12 tháng 8 nǎm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào ngày 13 tháng 8 nǎm 1945. Hội nghị thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa, thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ngày 16 tháng 8 nǎm 1945 Quốc dân đại hội Tân Trào đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng. Đại hội đã bầu ra ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
            Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên". Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn.
            Ngày 2 tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người tuyên bố "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

 Nguồn: bacho.camau.gov.vn 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây