Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu 

Chiến thắng Điện Biên Phủ - thành công xuất sắc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng

 02:52 11/04/2024

Thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”(1). Thắng lợi đó được bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, chiến đấu với ý chí quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc; đánh dấu thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh tư liệu)

Công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội: Bài học từ Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

 23:20 06/05/2023

(TG) - Cách đây 69 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954) không chỉ mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong thế kỷ XX. Đặc biệt, Chiến dịch này đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó bài học về công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại cũng như đối với công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ mới.
Ngày nay, tinh thần thi đua ái quốc vẫn được phát huy trên tất các các lĩnh vực. Ảnh: qdnd.vn và TTXVN

Giá trị “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến phong trào thi đua yêu nước hiện nay

 23:47 12/04/2023

Cách đây 75 năm, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc nhằm kêu gọi toàn dân tích cực thi đua diệt giặc đói, giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm… Từ đó đến nay, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng, động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua đóng góp sức người sức của vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Ngày nay, Lời kêu gọi của người vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022)

Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022)

 03:02 05/07/2022

I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Ngày Thương binh - Liệt sỹ

1. Hoàn cảnh ra đời

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần quật cường, kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh, cống hiến xương máu, sức lực trên các chiến trường. Thấm nhuần đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc và thấu hiểu sâu sắc giá trị của sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh đối với đất nước, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và Nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh.
Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến-Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Mốc son của đường lối kháng chiến toàn diện

 05:50 07/05/2022

68 năm trôi qua, nhưng đường lối "kháng chiến toàn diện" của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với thành tựu lớn nhất là thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn nguyên giá trị.
Biểu diễn nghệ thuật mừng Ðảng, mừng Xuân.

Đảng luôn đồng hành cùng mùa Xuân đất nước

 22:33 06/02/2022

Xuân 2022, Ðảng Cộng sản Việt Nam tròn 92 tuổi (3/2/1930-3/2/2022). 92 năm ra đời và gắn bó cùng dân tộc, Ðảng ta đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân và đế quốc xâm lược, giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước và xây dựng Tổ quốc ngày càng phát triển. Những thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước gắn liền với sự lãnh đạo của Ðảng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp động viên cán bộ, chiến sĩ trước giờ ra trận. Ảnh tư liệu.

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - tấm gương về người Bí thư Quân ủy Trung ương mẫu mực, người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam

 23:01 22/08/2021

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là Đại tướng đầu tiên-người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đã vâng lệnh Đảng, Bác Hồ lãnh trách nhiệm cầm quân từ lúc sinh thành Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, qua Cách mạng Tháng Tám, đến cuộc trường chinh đánh bại hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc và báo Người cùng khổ. (Ảnh: Tư liệu)

Bác Hồ làm báo trên đất Pháp

 04:22 18/06/2021

Các tác phẩm báo chí của Nguyễn Ái Quốc trên đất Pháp thể hiện tinh thần phê phán chủ nghĩa đế quốc, thực dân Pháp và đòi tự do, bình đẳng cho người lao động.
Hồ Chí Minh với khát vọng Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam

Hồ Chí Minh với khát vọng Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam

 21:27 02/06/2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã dâng hiến trọn vẹn cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho dân tộc Việt Nam, là hiện thân của khát vọng mãnh liệt giải phóng dân tộc, phấn đấu đến cùng cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Ðây không chỉ là giải phóng dân tộc mà còn là phát triển dân tộc, đưa dân tộc ta ra khỏi tình cảnh nô lệ, nước mất nhà tan, bị đọa đầy áp bức dưới ách thống trị của đế quốc, thực dân, giành lại độc lập chủ quyền và xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân trở thành người chủ, có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (Pháp), tháng 12-1920.

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2021) - Sự kiện mở đầu cho hành trình vĩ đại của dân tộc Việt Nam

 21:49 30/05/2021

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất nước ta nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp xâm lược. Các phong trào cứu nước của Nhân dân ta đều thất bại nặng nề. Chứng kiến cảnh khổ cực, lầm than của người dân mất nước, sự đàn áp đối với các phong trào yêu nước của kẻ xâm lược, ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh) trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, với một khát vọng cháy bỏng, một quyết tâm lớn, tìm ra con đường giải phóng đất nước, độc lập, tự do cho dân tộc.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây