1. Người nổi tiếng chưa chắc nói gì cũng đúng (Giả mạo người nổi tiếng là một chiêu thức mà bọn phản động thường dùng); nhiều câu nói của lãnh đạo các cấp bị cắt ghép, không nằm trong ngữ cảnh nói, không được kiểm chứng và được tung lên với mục đích xấu, xuyên tạc…
2. Thông tin được chia sẻ nhiều chưa chắc là thật. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra nhận định, bình luận hay chia sẻ.
3. Hiệu ứng cái xấu bao giờ cũng lan truyền nhanh hơn cái tốt.
4. Các thông tin xuyên tạc nguy hiểm bao giờ cũng ẩn mình một cách kín đáo và khéo léo trong các vấn đề xã hội nhạy cảm, dễ gây bức xúc.
5. Cảnh giác cao độ, đừng quá cả tin. Hình ảnh, video hoàn toàn có thể làm giả, khi chưa xác thực được đúng hay sai thì không nên đưa ra quan điểm chủ quan của bản thân.
Khi chưa làm rõ được mục đích, động cơ của những người “có vẻ phản biện” thì mỗi người chúng ta nên thận trọng trong việc tiếp nhận, chia sẻ, tán phát, ủng hộ… Trên thực tế, có một số người “cả tin” hoặc “vô tư” đọc rồi like, chia sẻ, dù không hoàn toàn ủng hộ ý kiến đó, bởi chỉ đơn giản cho rằng đó là một loại ý kiến cần được quan tâm, nghiên cứu. Đây là điều rất tai hại, vì khi bản thân chưa dứt khoát được rằng loại ý kiến đó đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực thì cũng không nên bày tỏ thái độ với nó, không nên góp phần làm thông tin tán phát đến nhiều người khác. Những hành động này gián tiếp tạo điều kiện cho thông tin lan rộng hơn, dễ được người khác hiểu rằng người tán phát đã ủng hộ nó.
Do đó, người tham gia mạng xã hội hãy hết sức cảnh giác, thận trọng khi tiếp nhận các thông tin; mỗi người đọc phải có “bộ lọc” và có chủ kiến của mình, không nên vội vàng tin ngay vào các ý kiến có vẻ phản biện của kẻ xấu khi mình chưa xác định được đầy đủ về tính chính xác của thông tin, động cơ của việc nêu ý kiến đó…
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn