Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên, tập thể các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, Bệnh viện Thống Nhất - TP Hồ Chí Minh tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh quá nặng, đồng chí Nguyễn Tường Thuật đã từ trần hồi 20 giờ 5 ngày 4/9/2017 nhằm ngày 14 tháng 7 năm 2017), hưởng thọ 82 tuổi.
Theo Quy chế tổ chức lễ tang của tỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định tổ chức Lễ tang đồng chí Nguyễn Tường Thuật theo nghi thức lễ tang cấp cao.
- Linh cữu đồng chí Nguyễn Tường Thuật quàn tại nhà riêng: Khu phố Liên Trì (FBS), phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Lễ viếng: Bắt đầu từ 16 giờ ngày 5/9/2017 (nhằm ngày 15 tháng 7 năm Đinh Dậu).
- Lễ truy điệu: Cử hành vào lúc 6 giờ 45 ngày 8/9/2017 (nhằm ngày 18 tháng 7 năm Đinh Dậu).
- Lễ di quan: Tiến hành từ lúc 7 giờ 30 cùng ngày, an táng tại Nghĩa trang Thọ Vức, TP Tuy Hòa.
BAN LỄ TANG VÀ GIA ĐÌNH
Từ năm 1949: vào đội thiếu niên thôn Long Hà, xã Xuân Long.
Từ năm 1950: Thiếu Đoàn trưởng thiếu nhi.
Từ năm 1951: Du kích thôn Long Hà.
Từ 1952 đến tháng 10/1954: A trưởng du kích, Ủy viên Ban Chấp hành Thanh niên cứu quốc xã Xuân Long.
Từ tháng 11/1954 đến tháng 4/1955: Tập kết ra Bắc, đội viên Thanh niên xung phong Trung ương.
Từ tháng 5/1955 đến tháng 2/1956: Công nhân Tổng cục Bưu điện.
Từ tháng 3/1956 đến tháng 9/1956: Học viên Trường Công an Trung ương, khóa 5, tại TX Hà Đông.
Từ tháng 10/1956 đến tháng 5/1957: Cán bộ bảo vệ kinh tế đội công trình Bưu điện, Phó Bí thư chi đoàn, Phó Thư ký Công đoàn cơ sở.
Từ tháng 6/1957 đến tháng 12/1957: Công nhân, Thường vụ Ban Chấp hành Đoàn công trường 5 Cục lắp máy Tây Nam Nghệ An; Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn các công trình khu vực Vinh - Bến thủy.
Từ tháng 1/1958 đến tháng 8/1959: Công nhân, tổ trưởng sản xuất, Phó Bí thư Đoàn và Ủy viên Thường vụ Công đoàn Nhà máy gỗ ván Cầu Đuống, Hà Nội.
Từ tháng 9/1959 đến tháng 2/1960: Học viên Trường Cán bộ lý luận và nghiệp vụ Bộ Văn hóa mở tại Hà Nội.
Từ tháng 3/1960 đến tháng 8/1964: Bí thư Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên lao động Nhà máy gỗ ván Cầu Đuống, Hà Nội, Thường vụ Công đoàn nhà máy, Tổ trưởng Đảng.
Từ tháng 8/1964: học Trường Thanh vận Trung ương, sau đó về chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
Từ năm 1965 đến năm 1966: Bí thư Huyện đoàn Đồng Xuân, Bí thư Chi bộ cơ quan Mặt trận, Dân vận Huyện Đồng Xuân.
Từ năm 1967: Huyện ủy viên phụ trách Ban Tuyên huấn Huyện ủy Đồng Xuân.
Từ năm 1968: Chính trị viên Huyện đội, Bí thư Ban cán sự huyện đội Đồng Xuân.
Từ tháng 1/1969 đến tháng 3/1969: Cán bộ giảng dạy tại Trường Đảng tỉnh Phú Yên.
Từ tháng 4/1969 đến tháng 12/1969: Phó Bí thư Ban Thanh vận tỉnh Phú Yên, phụ trách Tỉnh đoàn, Bí thư Đảng ủy Mặt trận, Dân vận tỉnh Phú Yên.
Từ tháng 1/1970 đến tháng 3/1970: Đại hội đoàn bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn Phú Yên; Thường vụ Đảng ủy sơ cấp, Tỉnh ủy viên dự khuyết, Ủy viên Ban chấp hành Khu đoàn 5.
Từ tháng 4/1970 đến tháng 3/1973: Tỉnh ủy viên chính thức (khóa III), Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên.
Từ tháng 3/1973 đến tháng 9/1973: Tỉnh ủy phân công làm sĩ quan đại biểu trong Ban Liên hiệp quân sự 4 bên và 2 bên của tỉnh Phú Yên; phụ trách Thường trực Ban Nghiên cứu đấu tranh thi hành Hiệp định Pari.
Từ tháng 9/1973 đến tháng 9/1975: Chữa bệnh ở miền Bắc và nước ngoài.
Từ tháng 10/1975 đến năm 1978: Tỉnh ủy viên (Phú Khánh khóa I), Bí thư Tỉnh Đoàn Phú Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Ủy viên Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Khánh.
Từ tháng 2/1979 đến tháng 3/1983: Tỉnh ủy viên (khóa II), Trưởng Ban Kinh tế mới - định canh, định cư tỉnh Phú Khánh.
Từ năm 1983 đến năm 1989: Tỉnh ủy viên (khóa III), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh.
Từ năm 1989 đến năm 1994: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên.
Năm 1998: Đồng chí về nghỉ hưu tại Khu phố Liên Trì (FBS), phường 9, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Với 82 tuổi đời, gần 58 năm tuổi Đảng, đồng chí Nguyễn Tường Thuật đã có những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao tặng đồng chí nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; Huân chương Quyết thắng hạng nhất; Huân chương Giải phóng hạng nhì; Huân chương Giải phóng hạng ba; Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất; Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huy chương, bằng khen, giấy khen khác của các cấp.
|
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn