Tỉnh Đoàn phối hợp Bộ CHQS tỉnh Phú Yên Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Chủ nhật - 11/08/2024 21:44
BAN TỔ CHỨC THÔNG TIN THỂ LỆ CUỘC THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG “80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN”
Tỉnh Đoàn phối hợp Bộ CHQS tỉnh Phú Yên Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
    1. Tên gọi: Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.
    2. Đối tượng dự thi: Cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh Phú Yên.
    3. Nội dung thi
    - Quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc.
    - Lịch sử, truyền thống, văn hóa dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; lịch sử, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; ý nghĩa Ngày hội Quốc phòng toàn dân; các phong trào hành động cách mạng xung kích bảo vệ Tổ quốc của Đoàn, Hội, Đội.
    - Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    - Cảm nhận của cá nhân về lịch sử, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, phẩm chất, hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ; thể hiện tình cảm tri ân sâu sắc đối với sự cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước; trách nhiệm tiếp nối, phát huy truyền thống trong học tập, lao động, công tác, xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    4. Hình thức
    - Bảng A: Tất cả các đối tượng dự thi đều có thể tham gia.
    - Bảng B: Dành cho thiếu niên nhi đồng (dưới 16 tuổi).
   5. Thời gian 
- Thời gian triển khai cuộc thi: Từ ngày ban hành Kế hoạch đến ngày 05/9/2024.
- Thời gian tiếp nhận bài dự thi: Từ ngày 06/9 - 10/9/2024.
- Thời gian chấm: Trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 - 20/9/2024.
- Thời gian trao giải: Dự kiến tháng 12/2024.
    * Ban Tổ chức chấm và lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất gửi dự thi cấp toàn quốc trước ngày 30/9/2024.
    7. Cách thức dự thi 
    7.1. Quy định về bài dự thi
    * Bảng A (tất cả các đối tượng dự thi):
    - Bài dự thi trả lời đầy đủ, đúng thứ tự 10 câu hỏi do Ban Tổ chức đưa ra cụ thể:
+ Câu 1: Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? do ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là gì?
+ Câu 2: Khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và những
chiến công nổi bật của Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập đến nay?
+ Câu 3: Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam?
+ Câu 4: Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
+ Câu 5: Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới?
+ Câu 6: Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay như thế nào?
+ Câu 7: Ngày hội Quốc phòng toàn dân được Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định vào ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
+ Câu 8: Đồng chí (anh, chị) hãy nêu quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng; các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng được quy định trong Luật Quốc phòng năm 2018?
+ Câu 9: Đồng chí (anh, chị) hãy khái quát những điểm cơ bản trong Luật
Nghĩa vụ quân sự năm 2015?
+ Câu 10: Đồng chí (anh, chị) hãy trình bày vinh dự, trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay hoặc viết về gương người tốt, việc tốt ở cơ quan, đơn vị mình trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay? (không quá 3000 từ).
    - Mỗi tác giả (nhóm tác giả) chỉ dự thi 01 tác phẩm. Đối với nhóm tác giả không quá 05 người.
    - Bài thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy; khuyến khích bài thi đầu tư công phu, sâu sắc về nội dung, sáng tạo về hình thức, trình bày khoa học, sử dụng công nghệ số, hình ảnh, tư liệu minh họa hợp lý, liên hệ, vận dụng sát với cương vị, chức trách cá nhân và thực tiễn cơ quan, đơn vị, địa phương.
    * Bảng B (dành cho thiếu niên nhi đồng):
    - Thể loại: Bài phản ánh, ghi chép, bút ký, phóng sự.
    - Bài dự thi gồm 02 phần:
    + Phần 1: Cảm nhận của cá nhân về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, phẩm chất, hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, ý nghĩa Ngày hội Quốc phòng toàn dân (có thể chọn một hoặc nhiều chủ đề).
    + Phần 2: Thế hệ trẻ ngày nay phát huy truyền thống cha anh đi trước, góp phần xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    - Bài dự thi là của cá nhân (không phải nhóm tác giả). Mỗi tác giả có thể gửi nhiều bài thi.
    - Bài dự thi không quá 5.000 từ; sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy; không hạn chế số lượng hình ảnh minh họa.
    - Bài dự thi chưa được công bố trên các báo, tạp chí và phương tiện thông tin đại chúng; tỷ lệ trùng lặp với các bài viết, tác phẩm đã được công bố không quá 20%.
    * Quy định chung với bài thi viết (cả 02 bảng thi)
    - Bài thi không được sao chép của người khác dưới mọi hình thức; nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu minh họa phải chú thích rõ ràng. Sáng kiến, mô hình, điển hình tiêu biểu là người thật, việc thật, có địa chỉ cụ thể, không hư cấu.
    - Ngoài bìa bài thi ghi rõ: “Bài dự thi tìm hiểu truyền thống 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”; thông tin tác giả (nhóm tác giả), gồm: Bảng thi (bảng A hoặc bảng B); họ và tên; tuổi, giới tính, dân tộc; cấp bậc (nếu là quân nhân); chức vụ (chính quyền, đoàn thể); tên cơ quan, đơn vị, địa phương; số điện thoại liên hệ.
    - Thí sinh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp cho Ban Tổ chức. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm pháp lý nếu phát sinh bất cứ vấn đề nào liên quan đến bản quyền của các yếu tố được sử dụng trong bài dự thi. Bài dự thi vi phạm bản quyền sẽ bị loại khỏi Cuộc thi hoặc bị thu hồi giải thưởng (nếu phát hiện sau khi đã trao giải).
    - Người dự thi có thể tham khảo những thông tin cần thiết làm tư liệu cho bài thi trên Báo Quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và hệ thống báo chí của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
    - Ban Tổ chức được toàn quyền sử dụng bài dự thi phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục không lợi nhuận.
    7.2. Quy định về gửi, tiếp nhận bài dự thi
    - Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh chỉ tiếp nhận các bài dự thi như sau:
+ Do Cơ quan 03 phòng trực thuộc BCH Quân sự tỉnh; Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, thị xã, thành phố; Trung đoàn Bộ binh 888, chọn, gửi.    
    + Do Đoàn cấp huyện và tương đương chọn, gửi.
    - Hồ sơ dự thi của cơ quan 03 phòng trực thuộc BCH Quân sự tỉnh; Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, thị xã, thành phố; Trung đoàn bộ binh 888; các Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc gồm:
+ Công văn về việc tham gia Cuộc thi cấp tỉnh.
    + Danh sách bài dự thi (ghi chú kết quả thi cấp tổ chức từ cao xuống thấp - nếu có). 
    + Các bài dự thi.
    - Công văn, danh sách bài dự thi gửi cả bản in và file Word về Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn (đường Nguyễn Hữu Thọ, phường 9, thành phố Tuy Hòa), địa chỉ mail: tdpy.tuyengiao@gmail.com trước ngày 10/9/2024. Thông tin chi tiết liên hệ đồng chí Nguyễn Kim Tam, Chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn. Điện thoại: 07.6263. 4345.
    - Lưu ý: Các thí sinh nộp bài thi theo văn bản giấy phải được đóng vào phong bì thẳng (không cuộn tròn hoặc gấp nhỏ bài dự thi).
    7.3. Quy định về cấp tổ chức, chấm thi và số lượng bài dự thi 
* Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Cơ quan 03 phòng trực thuộc BCH Quân sự tỉnh: Mỗi đơn vị tối thiểu 02 bài.
- Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, thị xã, thành phố: Tối thiểu 02 bài.
- Trung đoàn Bộ binh 888: Tối thiểu 05 bài.
* Đoàn cấp huyện và tương đương:
- Căn cứ tình hình thực tiễn, các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc tổ chức phát động Cuộc động, quy định việc chấm thi, tổng kết, trao giải ở cấp mình.
- Các Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc tiếp nhận bài dự thi của thí sinh gửi về; tổ chức thẩm định, chấm thi, tổng kết, trao giải ở Đoàn cấp huyện và tương đương. 
- Mỗi Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc lựa chọn tối thiểu 10 bài thi tiêu biểu tham gia thi cấp tỉnh.
8. Giải thưởng
    - Giải tập thể: Dự kiến 03 giải, trao tặng cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức, tham gia Cuộc thi.
    - Giải cá nhân: 
+ Bảng A: Dự kiến 10 giải (01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 04 giải Khuyến khích).
+ Bảng B: Dự kiến 05 giải (01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 02 giải Khuyến khích).
* Các tập thể, cá nhân đạt giải sẽ nhận được Bằng khen và tiền thưởng của Ban Tổ chức cuộc thi.
    Tùy vào tình hình và chất lượng bài tham gia dự thi, Ban Tổ chức điều chỉnh giải thưởng cho phù hợp.
    9. Tổng kết, trao giải: Dự kiến tổng kết và trao giải trong tháng 12/2024. 
    10. Các quy định khác cho tất cả các hình thức thi
    - Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký, cơ quan Thường trực tổ chức Cuộc thi không được tham gia thi.
    - Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với việc gửi bài tham gia dự thi bị thất lạc.
    - Trong quá trình tổ chức Cuộc thi, nếu có những vấn đề phát sinh ngoài quy định của Thể lệ, Ban tổ chức sẽ quyết định, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn.
    - Ban Tổ chức chấm và lựa chọn những tác phẩm xuất sắc gửi đi Trung ương tham gia Cuộc thi cấp Trung ương.
KIM TAM

Tác giả: nguyenkimtam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây