Dù không phải là Chủ tịch Hội LHTN VN, song tôi lại có khá nhiều kỷ niệm gắn bó với Hội. Đó là những dấu son quan trọng đánh dấu sự kết hợp của Đoàn và Hội trong các phong trào thanh niên mang lại một sức sống mới, sôi nổi đầy hào khí và nhiệt huyết.
Nhớ lại năm 1983, thời điểm đó tôi đang là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, còn anh Lê Quang Vịnh là Giám đốc Sở Giáo dục TP.HCM kiêm chức Chủ tịch hội. Anh Vịnh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu, được làm chủ tịch của Hội LHTN VN sau giải phóng năm 1975.
Trước đây, do hoàn cảnh chiến tranh, Đoàn tập hợp những đoàn viên thanh niên ưu tú. Còn Hội là mặt trận rộng rãi của tất cả thanh niên VN. Các hoạt động Hội đều do Đoàn triển khai và cử cán bộ Đoàn làm chuyên trách. Chúng ta rất vinh dự có các thủ lĩnh của Hội là đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch; GS Phạm Huy Thông, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Tuy nhiên, khi đất nước giải phóng, Hội có những bước phát triển mới cần có một thủ lĩnh trực tiếp với phong trào thanh niên. Với quan điểm đó, tôi đã vào TP.HCM gặp đồng chí Nguyễn Văn Linh, khi đó đang làm Bí thư Thành ủy TP.HCM đề đạt nguyện vọng xin rút anh Lê Quang Vịnh ra Hà Nội làm Chủ tịch Hội LHTN VN chuyên trách, đảm nhận chức danh thực chất.
Là người rất quan tâm đến thế hệ trẻ nên chỉ sau đó một thời gian rất ngắn, đồng chí Nguyễn Văn Linh đồng ý điều chuyển anh Vịnh ra Hà Nội và sau đó anh Vịnh được bầu bổ sung vào Ban Bí thư T.Ư Đoàn. Đây cũng là lần đầu tiên Hội LHTN VN có chủ tịch chuyên trách trực tiếp và là thành viên của Ban Bí thư T.Ư Đoàn. Hằng tuần lãnh đạo Đoàn và lãnh đạo Hội làm việc cùng nhau, từ đó phong trào được đẩy mạnh lên, tạo ra một sinh khí mới cho phong trào thanh niên. Đó là dấu son thứ nhất.
Nhận thấy rằng, nếu Hội cứ âm thầm làm mà không có tuyên truyền thì hiệu quả thấp, để tạo vị thế, tiếng nói cho Hội, lãnh đạo Đoàn và Hội đã thống nhất xin thành lập tờ báo Thanh Niên. Dù “sinh sau, đẻ muộn”, song tờ Thanh Niên rất năng động và phát triển tốt. Qua đó, hơn 30 năm qua, tờ báo đã góp phần quan trọng vào hoạt động của Hội và đây cũng là dấu son thứ 2.
Với sự kết hợp giữa Đoàn và Hội đã tạo ra dấu son, đó là các phong trào TN đã hòa chung tạo ra khí thế sôi nổi, đột phá. Tiếp nối những phong trào trước đây, thời kỳ 1981 - 1987, phong trào “Công trình thanh niên”, “Công trường thanh niên” được đẩy mạnh tới cao trào. Điển hình là công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà với tên gọi tràn đầy khí thế và thân thương: “Công trường TN cộng sản sông Đà”. Nơi đây không chỉ huy động được hàng vạn thanh niên ưu tú, giỏi tay nghề mà còn động viên thanh niên cả nước góp sức với công trường sông Đà.
Có thể nói trong quá trình cách mạng của đất nước, từ thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám đến chống Pháp rồi đến chống Mỹ xâm lược và cho đến nay, Hội là một tổ chức rất quan trọng của thế hệ thanh niên. Cùng với Đoàn, Hội đã góp phần động viên cho thế hệ trẻ cống hiến và trưởng thành.
Bên cạnh những thành tựu chúng ta đã đạt được, có nhiều vấn đề Hội chúng ta phải quan tâm. Hội là tổ chức của các tầng lớp thanh niên, nhưng hiện nay còn rất nhiều thanh niên chưa tham gia vào Hội. Qua theo dõi, tôi thấy các tổ chức của Hội ở cơ sở, có nơi làm tốt và có sáng tạo, tập hợp và giải quyết nghề nghiệp cho thanh niên, nhưng cũng có không ít nơi hoạt động còn yếu, nhất là ở cơ sở yếu. Vị thế của Hội ở khá nhiều nơi còn thấp, chưa phát huy được vai trò.
Một vấn đề nữa, theo tôi Hội phải hết sức quan tâm đến lợi ích quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ. Trên khía cạnh phương châm chỉ đạo, trên các diễn đàn chúng ta nói rất mạnh, nhưng trên thực tiễn việc quan tâm đến lợi ích, nghề nghiệp của thanh niên còn nhiều hạn chế. Chúng ta phải làm sao để Hội tổ chức những hoạt động hấp dẫn. Làm sao để thanh niên đến sinh hoạt một cách tự nguyện và hào hứng. Hội cần lắng nghe đầy đủ ý kiến của thanh niên để có những tiếp thu chân thành. Nếu làm được những điều ấy, nhất định hoạt động của Hội ta sẽ có bước phát triển mới.
Theo thanhgiong.vnCuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, bắc - nam sum họp một nhà, thực hiện Nghị quyết của Hội nghị BCH T.Ư Đoàn lần thứ 22 - khóa 3, tại TP.HCM, trong hai ngày 20 và 21.9.1976, đoàn đại biểu Hội LHTN VN và đoàn đại biểu Hội LHTN giải phóng miền Nam đã tổ chức Hội nghị thống nhất Mặt trận Thanh niên trong cả nước lấy tên chung là Hội LHTN VN. Đây là sự kiện chính trị trọng đại trong phong trào thanh niên nước ta.
Hội nghị thông qua điều lệ mới của Hội LHTN VN và hiệp thương chọn cử Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN gồm 96 thành viên do GS Lê Quang Vịnh làm chủ tịch...
Trích đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên VN (15.10.1956 - 15.10.2016)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn