Kỹ năng sống cho thanh niên

Thứ hai - 22/05/2017 21:04
Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội dành cho thanh niên.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một trong những hạn chế của thanh thiếu niên Việt Nam so với các nước tiến bộ đó là kỹ năng này. Có thể các em rất giỏi kiến thức xã hội, giỏi các môn tự nhiện nhưng khi được giao việc cụ thể; tham gia tranh luận một vấn đề thì trở nên lúng túng. Nhất là khi các em được tín nhiệm trở thành thủ lĩnh của một nhóm, một CLB đội nhóm hay cao hơn là một doanh nghiệp, một đơn vị hoặc một tổ chức. Chúng ta luôn hay đánh đồng một học sinh giỏi toán lý hóa là một học sinh giỏi... Xin giới thiệu với các em về kỹ năng sống và làm việc dành cho thanh thiếu niên.

Sự cần thiết của những kỹ năng sống

Hiện nay thanh, thiếu nhi đang phải đương đầu với những vấn đề chủ yếu: Những khó khăn, thách thức trong cuộc sống, những tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý, nghiện các loại hình văn hóa ảo có hại như game online.

Để vượt qua được những vấn đề trên thanh, thiếu nhi cần phải được cung cấp thông tin, kiến thức, học hỏi để có những kỹ năng sống cần thiết. Đó là biết cách giao tiếp, ứng xử, phải biết đáng giá bản thân, biết xác định giá trị để đạt mục tiêu cho từng giai đoạn của cuộc sống; Có chính kiến để đưa ra những quyết định phù hợp và kiên định mục tiêu đã đặt ra. Do vậy những nhóm kỹ năng sau đây sẽ giúp thanh, thiếu nhi ứng phó với những thách thức của cuộc sống:

Ý nghĩa của việc học tập những kỹ năng sống

Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho thanh thiếu niên. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ em, thanh niên.

Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO 2003), đó là kỹ năng mang tính tâm lí xã hội, là các khả năng thích ứng và là hành vi tích cực cho phép các cá nhân giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ vị thành niên và thanh niên. Nó giúp cho những người trẻ tuổi thể hiện kiến thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình, chẳng hạn, biết đặt mục tiêu cho cuộc sống, thể hiện sự kiên định trước những cám dỗ không có lợi cho sức khỏe như sử dụng ma túy.

Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những can thiệp dựa trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành vi đạt hiệu quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức. Nhiều chương trình kỹ năng sống đã tạo ra được hiệu quả sau:

Giảm thiểu các hành vi bạo lực.

Gia tăng hành vi ủng hộ xã hội.

Giảm thiểu hành vi tiêu cực, tự vẫn.

Nâng cao khả năng lập kế hoạch và lựa chọn các giải pháp hiệu quả.

Nhận thức bản thân, ý thức về bản thân. Nâng cao khả năng điều chỉnh thái độ và cảm xúc.

Có khả năng làm chủ bản thân và giải quyết các vấn đề giữa các cá nhân và kiểm soát sự lo âu.

Cải thiện khả năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột đối với những người cùng trang lứa và những người xung quanh.

Tăng khả năng kiểm soát những cơn “bốc đồng” và tính nóng này.

Hạn chế việc sử dụng rượu và ma túy.

Kỹ năng sống được truyền đạt chủ yếu bằng các phương pháp trải nghiệm như đóng vai, thảo luận nhóm, thực hành giải quyết tình huống, hỏi đáp, trò chơi… Nhờ đó, học viên có tâm trạng thoải mái, cởi mở, hào hứng dễ tiép thu bài. Việc giáo dục được thực hiện theo nguyên tắc: “Mưa dầm thấm lầu”, không ép buộc, nhồi nhét cấp tập, khuyến khích áp dụng ngay trong đời sống hàng ngày ở gia đình và nhà trường.

Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc giáo dục kỹ năng sống ngày càng được nhân rộng cả về phạm vi địa lý cả về nội dung chương trình và bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.

CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT

+  Kỹ năng làm việc theo nhóm.

+  Kỹ năng quản lý thời gian.

+  Ngoại ngữ.

+  Kỹ năng giao tiếp và nhận thức.

+  Kỹ năng thiết lập mục tiêu.

+  Kỹ năng thay đổi hành vi.

  1. 1. Kỹ năng làm việc theo nhóm

Nhóm làm việc là gì?

Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán hoàn toàn, có lẽ sẽ không có nhiều cơ hội cho sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được. Ngược lại, nhóm làm việc là phương thức có thể được tận dụng dù với những cá nhân ở những khoảng cách xa làm việc ở những dự án khác nhau.

Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc tạo ra một tinh thần hợp tác, phối hợp, những thủ tục được hiểu biết chung và nhiều hơn nữa. Nếu điều này diễn ra trong một nhóm người, hoạt động của họ sẽ được cải thiện bởi sự hỗ trợ chung (cả về thực tế lẫn lý thuyết). Nếu bạn cho rằng đây là một định nghĩa không rõ ràng khi áp dụng vào thế giới công nghiệp, hãy xem xét hiệu quả ngược lại, cái mà một người khó tính, cứng đầu nhưng hay phát biểu tác động lên công việc của bạn; sau đó đặt nó tương phản với việc được làm việc trong một không khí hợp tác thân thiện và cởi mở.

Phát triển nhóm

Thông thường, người ta coi sự phát triển của một nhóm có 4 giai đoạn: Hình thành, Xung đột, Bình thường hóa, Vận hành.

Hình thành là giai đoạn nhóm được tập hợp lại. Mọi người đều rất giữ gìn và rụt rè. Sự xung đột hiếm khi được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ yếu là mang tính chất cá nhân và hoàn toàn là tiêu cực. Do nhóm còn mới nên các cá nhân sẽ bị hạn chế bởi những ý kiến riêng của mình và nhìn chung là khép kín. Điều này đặc biệt đúng đối với một thành viên kém quan trọng và lo âu quá. Nhóm phần lớn có xu hướng cản trở những người nổi trội lên như một người lãnh đạo.

Xung đột là giai đoạn tiếp theo. Khi đó, các bè phái được hình thành, các tính cách va chạm nhau, không ai chịu lùi một bước trước khi giơ nanh múa vuốt. Điều quan trọng nhất là rất ít sự giao tiếp vì không có ai lắng nghe và một số người vẫn không sẵn sàng nói chuyện cởi mở. Sự thật là, sự xung đột này dường như là một thái cực đối với nhóm làm việc của bạn nhưng nếu bạn nhìn xuyên qua cái bề ngoài tử tế và thấy được những lời mỉa mai, công kích, ám chỉ, có thể bức tranh sẽ rõ hơn.

Sau đó là giai đoạn bình thường hóa. Ở giai đoạn này, nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và sự giảm bớt xung đột nội bộ. Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận cởi mở bên với toàn bộ nhóm. Sự tiến bộ lớn nhất là mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau. Những phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó.

Và cuối cùng là giai đoạn hoạt động trôi chảy. Đây là điểm cao trào, khi nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm.

Theo khía cạnh hoạt động, nhóm bắt đầu ở một mức độ hoạt động nhỏ hơn mức hoạt động của mọi cá nhân cộng lại và sau đó đột ngột giảm xuống điểm thấp nhất trước khi chuyển sang giai đoạn Bình thường hoá và sau đó là một mức độ hoạt động cao hơn nhiều so với lúc mới bắt đầu. Chính mức độ hoạt động được nâng lên này là lý do chính giải thích cho việc sử dụng nhóm làm việc chứ không phải đơn thuần là những tập hợp các nhân viên.

Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội dành cho thanh niên. Một trong những hạn chế của thanh thiếu niên Việt Nam so với các nước tiến bộ đó là kỹ năng này. Có thể các em rất giỏi kiến thức xã hội, giỏi các môn tự nhiện nhưng khi được giao việc cụ thể; Tham gia tranh luận một vấn đề thì trở nên lúng túng. Nhất là khi các em được tín nhiệm trở thành thủ lĩnh của một nhóm, một CLB đội nhóm hay cao hơn là một doanh nghiệp, một đơn vị hoặc một tổ chức. Chúng ta luôn hay đánh đồng một học sinh giỏi toán lý hóa là một học sinh giỏi... Xin giới thiệu với các em về kỹ năng sống và làm việc dành cho thanh thiếu niên.

Nhóm làm việc là một loạt những thay đổi diễn ra khi một nhóm những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động gắn kết và hiệu quả. Nếu hiểu rõ quá trình này, có thể đẩy mạnh sự hoạt động của nhóm.

Có hai tập hợp kỹ năng mà một nhóm cần phải có:

- Kỹ năng quản trị

- Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân

Và việc tăng cường hoạt động của một nhóm đơn giản chỉ là việc tăng cường nắm bắt những kỹ năng này.

Là một đơn vị tự quản, một nhóm phải đảm nhiệm một cách tập thể phần lớn những chức năng của một người lãnh đạo nhóm. Ví dụ như tổ chức các cuộc họp, quyết định ngân quỹ, vạch kế hoạch chiến lược, thiết lập mục tiêu, giám sát hoạt động... Người ta ngày càng nhận ra rằng thật là một điều sai lầm khi trông đợi một cá nhân bất chợt phải đảm nhiệm vai trò quản lý mà không có sự trợ giúp; Trong một nhóm làm việc thì điều này càng trở nên đúng hơn. Ngay cả khi có những nhà quản lý thực sự trong nhóm, đầu tiên họ cũng phải đồng ý với một phương thức và sau đó là thuyết phục và đào tạo những người còn lại trong nhóm.

Là một tập hợp nhiều người, một nhóm cần phải ôn lại một số cung cách và kỹ năng quản lý cơ bản. Và để tránh tình trạng không tuân lệnh và xung đột, người đó cần nắm được những cách thức quản lý tốt và cả nhóm cần phải biết cách thực hiện những cách thức này mà không gây ra tình trạng đối đầu thiếu tính xây dựng.

Thúc đẩy sự phát triển

Một thực tiễn thường thấy trong việc thúc đẩy sự phát triển của nhóm là chỉ định, và nếu cần thiết, đào tạo một "người hỗ trợ nhóm". Vai trò của người này là liên tục tập trung sự chú ý của nhóm vào hoạt động của nhóm và gợi ý những cơ cấu cũng như biện pháp hỗ trợ và phát huy những kỹ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên, điều này nhất định chỉ là một chiến lược ngắn hạn vì sự tồn cại của một người hỗ trợ nhóm đơn lẻ có thể ngăn cản nhóm nhận những trách nhiệm chung cho hoạt động của cả nhóm. Mục đích của bất kỳ một nhóm nào cũng là sự hỗ trợ được thực hiện bởi tất cả các thành viên một cách công bằng và liên tục. Nếu trách nhiệm này mọi người được nhận biết và thực hiện ngay từ đầu, sẽ tránh được giai đoạn Xung đột và nhóm sẽ phát triển thẳng lên giai đoạn Bình thường hóa.

Sau đây là một loạt những gợi ý có thể giúp hình thành một nhóm làm việc. Chúng chỉ nên được coi như những gợi ý; Một nhóm sẽ làm việc với những biện pháp và phương thức riêng của mình.

Trọng tâm

Hai trọng tâm cơ bản là nhóm và nhiệm vụ

Nếu có điều gì đó được quyết định, chính nhóm là nơi quyết định đó được sinh ra. Nếu có một vấn đề nào đó, nhóm sẽ giải quyết nó. Nếu một thành viên làm việc không đạt mức mong đợi, chính nhóm sẽ yêu cầu anh ta thay đổi. Nếu những xung đột cá nhân phát sinh, hãy nhìn chúng dưới góc độ nhiệm vụ. Nếu ban đầu có thiếu một cơ cấu hoặc mục đích trong công việc, hãy đặt chúng trên khía cạnh nhiệm vụ. Nếu có những tranh cãi giữa những phương thực hành động khác nhau, hãy thảo luận chúng cũng theo hướng nhiệm vụ.

Làm minh bạch

Trong bất kỳ công tác quản lý dự án nào, tính minh bạch của các tiêu chí là cực kỳ quan trọng - trong nhóm làm việc, điều đó thậm chí còn trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Giả sử rằng có 80% xác suất một cá nhân có thể hiểu được nhiệm vụ một cách rõ ràng (một tỷ lệ rất cao). Nếu có 8 thành viên trong nhóm, lúc đó xác suất của toàn bộ nhóm làm việc với cùng một nhiệm vụ chỉ là 17%. Và tất cả những quyết định và hành động trong suốt thời gian tồn tại của nhóm đều có chung một nguyên nhân như vậy (một bài toán xác suất đơn giản, nếu bạn chưa hiểu có thể đọc lại một chút về xác suất sẽ hiểu ngay).

Trách nhiệm đầu tiên của nhóm là xác định một cách rõ nhiệm vụ của mình và ghi lại nó để luôn xem xét nó một cách thường xuyên. Bản cam kết nhiệm vụ này có thể được sửa chữa hay thay thế nhưng luôn luôn phải là một tiêu điểm cho những mục đích xem xét và hành động của nhóm.

Nhân tố chìm

Trong bất kỳ nhóm nào cũng luôn có một người im lặng và không phát biểu nhiều. Cá nhân đó là nhân tố ít được sử dụng nhất trong toàn nhóm và điều đó thể hiện rõ nhất sự hiệu quả của nỗ lực tối thiểu của nhóm. Trách nhiệm của người đó là phải phát biểu và đóng góp. Trách nhiệm của nhóm là khuyến khích và phát triển cá nhân đó để đưa anh ta vào những cuộc thảo luận và hoạt động và có những hỗ trợ tích cực mỗi khi có những thảo luận và hoạt động đó.

Người tích cực có ý kiến

Trong bất kỳ nhóm nào cũng có một người nổi bật, ý kiến của người đó luôn chiếm phần lớn trong cuộc thảo luận. Trách nhiệm của mỗi cá nhân là xem xét xem họ có thiên về ý kiến của người đó hay không. Trách nhiệm của cả nhóm là hỏi xem liệu người này có thể trình bày vấn đề ngắn gọn lại và yêu cầu anh ta trình bày về một ý kiến khác.

Ghi lại trên giấy

Thông thường một quyết định không được ghi lại sẽ trở nên nhạt dần và phải thảo luận lại. Điều này có thể tránh được đơn giản bằng cách ghi lại trước sự chứng kiến của nhiều người nơi quyết định được đưa ra. Cách này có ưu điểm hơn là mỗi quyết định phải được trình bày dưới một hình thức rõ ràng và chính xác đảm bảo nó đã được xem xét kỹ.

Hồi âm (Tiêu cực)

Tất cả những lời phê bình phải trung lập: tập trung vào nhiệm vụ chứ không phải cá nhân. Do đó, thay vì gọi ai đó là người khờ khạo, tốt hơn hết là chỉ ra sai sót của anh ta và giúp anh ta sửa chữa. Điều cần thiết là phải áp dụng chính sách lấy phản hồi một cách thường xuyên, đặc biệt là đối với những vấn đề nhỏ - điều này có thể được xem như là việc huấn luyện chung và giảm những tác động tiêu cực của việc phê bình gây ra khi mọi việc diễn ra không suôn sẻ.

Tất cả mọi lời phê bình phải kèm theo một lời gợi ý thay đổi.

Phản hồi (tích cực)

N

ếu một ai đó làm tốt việc gì đó, đừng ngần ngại khen. Điều này không chỉ củng cố những việc làm đáng khen ngợi mà còn làm giảm những phản hồi tiêu cực có thể có sau này. Sự tiến triển trong nhiệm vụ cũng nên được nhấn mạnh.

Giải quyết những sai lầm

Sự thành công lâu dài của một nhóm phụ thuộc vào việc nhóm giải quyết những sai lầm như thế nào. Xu hướng cơ bản của người Anh là gạt bỏ những sai lầm và tiếp tục giai đoạn tiếp theo - đây là một xu hướng sai lầm. Bất kỳ một sai sót nào cũng nên được cả nhóm tìm hiểu. Làm thế không phải để đổ lỗi cho ai đó (vì sai lầm là do cả nhóm và một người nào đó chỉ làm theo nhiệm vụ được giao) mà để kiểm tra những nguyên nhân và tìm kiếm phương pháp kiểm soát và ngăn chặn sự lặp lại sai lầm đó. Một lỗi lầm chỉ xảy ra một lần khi nó được giải quyết một cách đúng đắn.

Giải quyết bế tắc

Nếu hai quan điểm đối lập tồn tại trong cùng một nhóm thì phải có một hành động gì đó để giải quyết ngay. Nhiều chiến lược khả thi cùng tồn tại. Mỗi nhóm con có thể thảo luận quan điểm của nhóm khác để hiểu rõ hơn nó. Một nguyên tắc chung nên được nhấn mạnh và sự khác biệt cần phải được nhìn thấy để có một chiến lược thay thế khác. Mỗi nhóm có thể thảo luận trên nền của một nhiệm vụ ban đầu. Nhưng trước hết nhóm nên quyết định dành bao nhiêu thời gian để thảo luận những lợi ích thực tế và sau đó giải quyết xong vấn đề đó sau thời gian đó, nếu vấn đề không quan trọng, hãy tung đồng xu.

Định hướng

Khi mỗi vấn đề nhỏ được thảo luận, bức tranh lớn hơn sẽ mờ đi. Do đó, nên thường xuyên nhắc nhở nhóm: đây là nơi mà chúng ta xuất phát, đây là nơi mà chúng ta phải đến, đây là nơi mà chúng ta nên đến.

Tránh những giải pháp đơn lẻNhững ý kiến đầu tiên thường không phải là tốt nhất. Đối với bất kỳ vấn đề gì được nêu ra, nhóm phải có được những biện pháp thay thế, đánh giá chúng theo góc độ nhiệm vụ, chọn lấy một phương pháp và thực hiện nó. Nhưng quan trọng nhất, chúng phải kiểm soát được kết quả, lập kế hoạch cho việc xem xét lại và có sự chuẩn bị cho việc thay đổi kế hoạch.

Chủ động thông tin

Thông tin là trách nhiệm của cả người nói và người nghe. Người nói phải chủ động tìm kiếm cơ hội thể hiện những ý tưởng theo một cách chính xác và rõ ràng - người nghe phải chủ động tìm cách hiểu những điều đã được nói và yêu cầu xác minh rõ những điều chưa chắc chắn. Cuối cùng, cả hai bên phải chắc chắn rằng những ý tưởng đã được truyền đạt một cách chính xác, có thể bằng cách người nghe tóm tắt lại những gì đã được truyền đạt theo một cách khác

Kết luận:

Các nhóm giống như những mối quan hệ - bạn phải làm việc trên những mối quan hệ đó. Ở nơi làm việc, chúng tạo thành một đơn vị hoạt động quan trọng trong đó những nhu cầu trợ giúp luôn luôn được nhận biết. Bằng việc khiến chính nhóm có trách nhiệm với sự hỗ trợ của mình, trách nhiệm trở thành một công cụ thúc đẩy cho công việc của một nhóm. Điều quan trọng đó là những nhu cầu phải được nhận biết và được cả nhóm giải quyết một cách công khai. Thời gian và nguồn lực phải được nhóm và ban quản lý cao hơn phân bổ cho yếu tố này và hoạt động của nhóm phải được lập kế hoạch, theo dõi và xem xét lại giống như những hoạt động được quản lý khác. (còn tiếp)

TTHDHDTNTW

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây