Kỹ năng truyền tin: Kỹ năng tuyên truyền miệng

Thứ hai - 10/04/2017 05:14
Có thể mở đầu hấp dẫn bằng một câu chuyện thông tin mang tính thời sự  hấp dẫn có liên quan đến đề tài. Cố gắng tránh những câu văn sáo rỗng, tốt nhất là nói thật giản dị, dễ hiểu và hấp dẫn người nghe. Sau đó đi trực tiếp vào đề tài cần tuyên truyền
 I.    CHUẨN BỊ BÀI NÓI:
1.   Tìm hiểu đặc điểm của người nghe:
- Lưu ý đến nhữngmục tiêu, lợi ích và tâm trạng của người nghe
- Đáng giá người nghe cần dựa vào những cơ sở như: thành phần xã hội, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi tác, giới tính, điều kiện gia đình…
2.   Đề tài: Nói về vấn đề gì?
- Bạn nên chuẩn bị trước đề tài nói chuyện. Đề tài này sẽ hướng sự chú ý của người nghe vào những thông tin mà bạn muốn đưa ra.
- Đề tài nói chuyện cần tập trung, gây sự chú ý và phải mang tính thời sự.
3.   Chuẩn bị bài nói chuyện:
-         Mở đầu: Giới thiệu đề tài mà bạn cần tuyên truyền
Có thể mở đầu hấp dẫn bằng một câu chuyện thông tin mang tính thời sự  hấp dẫn có liên quan đến đề tài. Cố gắng tránh những câu văn sáo rỗng, tốt nhất là nói thật giản dị, dễ hiểu và hấp dẫn người nghe. Sau đó đi trực tiếp vào đề tài cần tuyên truyền
-         Thân bài: Nội dung chính cần tuyên truyền
Đây là phần phát triển đề tài một cách toàn diện. Các vấn đề cần trình bày phải chặt chẽ, vấn đề trước liên hệ với vấn đề sau, các nhận xét và kết luận có đủ các dẫn liệu thực tế và có cơ sở.
Có thể sử dụng các vật liệu truyền thông hỗ trợ cho nội dung tuyên truyền của bạn như: bảng biểu, máy đèn chiếu, các phương tiện truyền thông đa phương tiện, tranh ảnh, áp phích…
-         Kết luận:
Là phần nhấn mạnh, tóm lược các thông tin mà bạn đã tuyên truyền. Đặt ra trước người nghe các vấn đề cần giải quyết, các hành động cần phải thực hiện
Lưu ý: Cần nói lời cảm ơn người nghe sau bài nói chuyện để tạo nên không khí cởi mở giữa 02 đối tượng người nói và người nghe. Và yêu cầu người nghe nêu câu hỏi để giải đáp những thắc mắc nếu có.
       II.    CHUẨN BỊ KHUNG CẢNH CỦA BUỔI NÓI CHUYỆN:
Phải tạo ra các điều kiện để người nói và người nghe có thể dễ dàng tập trung tư tưởng để nói và để nghe. Các điều kiện đó là:
-         Trang trí phòng họp: sạch sẽ, gọn gàng, tươi mát
-         Có đủ chỗ để ngồi và ghi chép
-         Có đầy đủ các phương tiện, vật dụng cần thiết phục vụ cho buổi nói chuyện
-         Không có tiếng ồn và các hoạt động ngoại cảnh khác làm phân tâm tư tưởng
      III.    QUÁ TRÌNH PHÁT BIỂU:
1.   Phong cách nói:
-         Bình thản, đàng hoàng nhưng không đơn điệu. Phải có thái độ sâu sắc, thuyết phục, thể hiện lòng tin vào lời nói của mình
-         Không nên nói vội vã và nuốt từ
-         Cú pháp đơn giản, rõ ràng, rành mạch
-         Ngôn ngữ phải thể hiện đúng trình độ văn hoá của người định nói, không nên nói và viết sai chính tả
-         Tránh chuyển ý đột ngột từ vấn đề này sang vấn đề khác làm cho bài nói không liên tục, khó nghe.
-         Tráng dùng một cử chỉ đơn điệu và không nên đi lại nhiều trên diễn đàn
-         Thái độ phải tự tin, đồng thời phải khiêm tốn và chân thật, luôn thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe.
-         Lời nói phải vừa đủ lớn để mọi người có thể nghe rõ, không nên to quá hoặc nhỏ quá.
2.   Giải đáp câu hỏi của người nghe:
-         Cần bình tỉnh và chu đáo thể hiện trong sự lắng nghe và giải đáp đầy đủ các ý kiến của người nghe
-         Thái độ khiêm tốn và lịch thiệp
-         Chú ý nêu được bản chất của vấn đề.
Lưu ý: Nếu buổi nói chuyện kéo dài từ 90 phút trở lên, thì nên bố trí nghĩ giải lao 15 phút cho mỗi 45 phút nói chuyện. Trong khi giải lao, tuyên truyền viên nên trao đổi với người nghe, về bài nói chuyện để rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung trình bày.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây